Những dịch bệnh về gia súc gia cầm đang có nguy cơ bùng phát
Từ nay đến đầu năm 2021, bệnh dịch tả lợn Châu Phi, cúm gia cầm, cùng với bệnh mới viêm da nổi cục trâu bò có nguy cơ bùng phát; lây lan rất nguy hiểm. Bên cạnh DTLCP, Cục Thú y cảnh báo từ nay đến cuối năm 2020 và đầu năm 2021, bệnh cúm gia cầm cũng có nguy cơ bùng phát cao do thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, kết hợp việc giao thương buôn bán, vận chuyển gia cầm tăng cao, tổng đàn gia cầm lớn, mật độ chăn nuôi cao, nhất là chăn nuôi nhỏ lẻ, đặc biệt ở các địa phương có ổ dịch cũ và có sự lưu hành của virus cúm gia cầm.4
Lợn ốm chết không báo chính quyền mà mổ thịt chia nhau ăn…
Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai công tác năm 2021 ngày 19/12; Cục Thú y cho biết hiện tại, cả nước có 96% số xã không có dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP); bảo đảm điều kiện cho việc tổ chức tái đàn, tăng đàn lợn.
Mặc dù vậy, hiện cả nước vẫn có 307 ổ dịch tại 307 xã thuộc 108 huyện của 29 tỉnh; thành phố có dịch chưa qua 21 ngày. Bệnh DTLCP cơ bản đã được kiểm soát; tuy nhiên thời gian qua dịch bệnh cũng xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ; không bảo đảm được điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học.
Bên cạnh DTLCP, Cục Thú y cảnh báo từ nay đến cuối năm 2020 và đầu năm 2021; bệnh cúm gia cầm cũng có nguy cơ bùng phát cao do thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp; kết hợp việc giao thương buôn bán, vận chuyển gia cầm tăng cao, tổng đàn gia cầm lớn; mật độ chăn nuôi cao, nhất là chăn nuôi nhỏ lẻ; đặc biệt ở các địa phương có ổ dịch cũ và có sự lưu hành của virus cúm gia cầm.
Cục Thú y nhận định thời gian tới, nguy cơ bệnh DTLCP tái phát; và lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao.
Đường lây truyền rất phức tạp
Một là đặc điểm của virus DTLCP rất nguy hiểm đối với lợn, có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường; đường lây truyền rất phức tạp. Bên cạnh việc chưa có vacxin phòng bệnh, hoạt động buôn bán; vận chuyển lợn, sản phẩm lợn gia tăng phục vụ nhu cầu cuối năm.
Hai là thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa, diễn biến phức tạp, cực đoan, thời gian tới rét đậm, rét hại gây bất lợi cho sức khỏe đàn vật nuôi và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh (đang tồn tại trong môi trường và trên một số đàn vật nuôi) có thể gây bùng phát dịch.
Đặc biệt, có tình trạng người dân khi có lợn ốm chết không báo ngay cho chính quyền địa phương hay cơ quan thú y mà mổ thịt chia nhau ăn; chất thải không được xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường, có nơi người dân không chủ động tiêu hủy gia súc mắc bệnh hoặc chờ lợn chết mới cho tiêu hủy… dẫn tới dịch bệnh lây lan nhanh trên diện rộng.
Một số nơi dịch tái phát từ ổ dịch cũ, hoặc phát sinh tại các hộ tiếp giáp, gần khu vực chăn nuôi với các hộ đã xảy ra dịch bệnh từ năm 2019. Từ đó, dịch bệnh lây lan sang các bản, xã, phường khác trong khu vực.
Không có giấy chứng nhận kiểm dịch
Một số nơi lợn giống mua về không có nguồn gốc rõ ràng; không có giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển của cơ quan thú y. Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ hiện vẫn chiếm tỷ lệ cao; trong khi đó lại chưa đảm bảo an toàn sinh học. Nhiều hộ chăn nuôi lợn đan xen trong các khu dân cư; đặc biệt tại một số địa phương phương thức chăn nuôi lợn thả rông của người dân còn phổ biến; làm dịch bệnh lây lan nhanh và gây khó khăn trong công tác chống dịch.
Một số hộ sử dụng trực tiếp thức ăn cho lợn từ nguồn thức ăn thừa thu gom tại các nhà hàng; bếp ăn của khu công nghiệp mà không qua xử lý nhiệt; sử dụng nước ao, hồ, kênh; mương chưa qua xử lý để tắm cho lợn, cho lợn uống.
Bên cạnh đó, việc hệ thống thú y cấp huyện nhiều nơi bị xáo trộn, mạng lưới thú y cơ sở mỏng; yếu nên công tác giám sát, quản lý dịch bệnh thực hiện chưa tốt. Chính quyền một số địa phương chưa thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực thú y; chưa xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch.
nguồn: Nongnghiep.vn