Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo lai đem lại hiệu quả kinh tế cho bà con
Gà Đông Tảo thuần chủng rất “khó tính”, đòi hỏi kĩ thuật chăm sóc cầu kỳ nhiều người có thể nuôi thành công giống gà này, tuy nhiên đối với giống gà Đông Tảo lai bà con có thể yên tâm với những ưu điểm khác biệt, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong bài viết này, các chuyên gia nông nghiệp sẽ bật mí cho bạn một số mẹo nhỏ để nuôi gà Đông Tảo thương phẩm thành công.
Trước hết bà con cần hiểu rõ rằng Gà Đông Tảo có nhiều loại như F1, F2. . F5, F6. Ở đây, F1 là gà thế hệ thứ nhất được lai giữa gà Đông Tảo thuần chủng với một giống gà khác. Tận dụng và hạn chế những khuyết điểm của đàn gà bố mẹ. Cho các thế hệ sau như F2 và F3 đặc điểm của gà con sẽ khác nhiều hơn so với bố mẹ ban đầu. So với gà con Đông Tảo thuần chủng; gà con lai F1 có những điểm khác biệt sau:
-Trọng lượng nhẹ hơn gà thuần chủng: Nếu trọng lượng gà Đông Tảo thuần chủng trưởng thành từ 4.5-6kg trở lên, chân đỏ, vặn, nhiều thịt. Khối lượng của gà lai F1 là 2,5-3,5 kg. Chân giống gà lai này cũng không quá to như thế hệ thuần chủng chỉ bằng ngón chân cái, ít thịt. Thịt của thế hệ lai này không thua kém so với thế hệ thuần chủng mà việc chăn thả; nuôi dễ dàng hơn rất nhiều.
– Trọng lượng bé hơn gà thuần chủng: Nếu như gà Đông Tảo thuần chủng trưởng thành có trọng lượng từ 4,5-6kg trở lên; chân màu đỏ, xù xì, nhiều thịt; thì gà lai F1 chỉ khoảng 2,5-3,5kg, chân gà lai to nhất cũng chỉ bằng ngón tay cái; màu vàng và có ít thịt. Tuy chúng không có được bộ chân bệ vệ như những chú gà thuần chủng; nhưng xét về chất lượng thịt thì không hề kém cạnh.
Sức đề kháng cao
Sức để kháng cao hơn, ít bệnh tật: Trong giai đoạn gà con, gà thuần chủng rất dễ mắc bệnh vì sức đề kháng không cao; ít lông và chịu lạnh kém. Gà lai được thừa hưởng bộ gen từ 2 giống gà khác nhau, sức đề kháng cao hơn. Do đó, tỉ lệ hao hụt ít hơn.
– Giống gà lai dễ nuôi, sinh trưởng và tăng trọng nhanh hơn nên tốn ít chi phí và thời gian xuất chuồng ngắn hơn. Trong khi đó, giống thuần chủng khá khó nuôi; đòi hỏi kĩ thuật chăm sóc cầu kỳ, kén môi trường, chậm lớn.
– Gà Đông Tảo thuần chủng là loài thích chạy nhảy và rất hiếu chiến. Nếu nhốt chung chuồng, chúng sẽ thường xuyên đánh nhau; thậm chí mổ nhau đến chết. Dòng lai tính lành hơn, ít đánh nhau. Do vậy, nuôi dòng lai có thể nhốt chung và không cần đến diện tích rộng như dòng thuần.
– Gà lai cho năng suất trứng cao, có khả năng tự ấp trứng và kiếm ăn. Gà Đông Tảo thuần chủng khá khờ; chúng không thể tự kiếm ăn cũng như rất vụng về trong việc tự ấp trứng, khả năng sinh sản lại thấp. Để tăng khả năng đẻ trứng của gà; nhiều người đã cho lai gà Đông Tảo thuần chủng với giống gà Ri. Từ đó, năng suất đẻ trứng cao hơn; gà mái biết tự ấp trứng và tỷ lệ ấp trứng thành công cao.
Giá trị kinh tế
Về mặt kinh tế, con giống gà Đông Tảo lai trên thị trường có nhiều mức giá khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi; trọng lượng và mức độ thuần chủng; trung bình dao động từ 15.000 – 20.000đ/con, có khi lên tới 50.000đ/con. Trong khi đó, giá gà giống thuần chủng đắt hơn rất nhiều lần; ở ngưỡng 150.000đ/con 1 ngày tuổi. Tuy nhiên, so với giá trị thương phẩm thì mức chênh lệch này không có gì đáng ngạc nhiên. Bởi giá gà Đông Tảo thuần chủng loại thương phẩm đã từ 400.000đ – 500.000đ/kg, chưa kể loại làm cảnh có khi lên đến vài triệu đồng. Giá gà lai thương phẩm dù không bằng gà thuần, nhưng cũng ở mức cao, khoảng 100.000 – 120.000đ/kg tại chuồng.
– Bên cạnh đó, con giống gà thuần chủng hiện không có nhiều. Ở giai đoạn gà con mới nở rất khó để phân biệt giống thuần chủng và giống lai. Do vậy, bà con muốn nuôi giống thuần nếu không tìm hiểu kĩ sẽ rất dễ mua thành gà lai với mức giá “cắt cổ”.
Vì những lí do trên, nuôi gà Đông Tảo lai đang là hướng đi mới; mang lại hiệu quả cao cho nhiều bà con ở các tỉnh phía Bắc. Hiện nay, mô hình này đang dần được lan rộng ra các tỉnh miền Trung.
Bí quyết nuôi gà Đông Tảo lai cho hiệu quả cao
Nuôi gà nói chung và gà Đông Tảo lai nói riêng, muốn thành công thì khâu phòng bệnh là yếu tố quan trọng nhất. Bởi một khi gà đã mắc bệnh thì sẽ lây lan rất nhanh, tỉ lệ chết cao, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và sản lượng. Để đàn gà phát triển khoẻ mạnh, bà con cần áp dụng những lưu ý dưới đây:
-Chuồng trại phải sạch sẽ, thoáng đãng; có hệ thống đèn sưởi vào mùa đông. Định kì hàng tuần phải khử trùng; rắc vôi bột trong vòng bán kính 100m để ngăn chặn virus, dịch bệnh. Các dụng cụ như máng ăn, máng uống phải vệ sinh 2-3 lần/ngày.
– Gà Đông Tảo lai khá nhạy cảm với thời tiết, chúng chịu nóng tốt hơn chịu lạnh. Do vậy, khu vực xung quanh chuồng nên trồng thêm cây xanh để tránh gió lùa và điều hòa nhiệt độ. Vào những ngày thời tiết nóng bức; bà con nên bổ sung thêm vitamin C, các chất điện giải như Bcomplex trong khẩu phần ăn của gà để tăng sức đề kháng. Những ngày nhiệt độ xuống thấp; bà con có thể áp dụng phương pháp truyền thống là dùng tỏi; sả, hương nhu, bồ kết để xông khói cho chuồng trại, giúp ngăn cản gió độc cũng như xua đuổi côn trùng.
– Cho gà ăn đủ chất và lượng theo từng giai đoạn sinh trưởng. Đối với gà mái đang trong quá trình sinh sản cần được bổ sung các loại thức ăn giàu canxi để tăng chất lượng và số lượng trứng. Rắc thêm một số hạt sỏi nhỏ bằng hạt đậu trong chuồng gà giúp gà tăng khả năng tiêu hóa.
– Thời điểm giao mùa; gà rất dễ mắc bệnh như hen suyễn; tiêu chảy, tụ huyết trùng…Bà con nên cho gà uống thêm thuốc kháng sinh hoặc sử dụng các loại kháng sinh tự nhiên như tỏi, chanh… để phòng bệnh./.
Nguồn: Noongdan.com