Cùng chuyên gia Thú y tìm hiểu về bệnh thường gặp ở gà chọi
Có lẽ bạn cũng đã biết, để đảm bảo cho gà chọi của bạn phát triển được khỏe mạnh; thì việc chăm sóc, đảm bảo chế độ ăn uống, luyện tập khoa học cho đàn gà chọi thôi chưa đủ; một trong những điều cực kỳ quan trọng mà bất kỳ bạn nào cũng cần phải hết sức quan tâm đến; đó chính là là việc nắm bắt được tất cả các bệnh thường gặp ở gà chọi và hiểu rõ các biện pháp phòng bệnh ở gà chọi cho thật tốt để có phương án chữa trị kịp thời.
Hiểu được điều đó, những thông tin dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp những cách để nhận biết và điều trị một số bệnh cơ bản thường gặp nhất ở gà chọi. Nếu không nhớ được ngay; hãy lấy sổ bút ra ghi chép đầy đủ lại để đến khi cần không mất công tìm lại.
Triệu chứng và cách để chữa trị các bệnh thường gặp ở gà chọi
Bệnh cúm gia cầm
Không chỉ gà chọi mà bệnh cúm gia cầm còn là loại bệnh vô cùng phổ biến đối với gà thường. Có thể nói, đây là một trong những loại bệnh vô cùng nguy hiểm và có tốc độ lây lan vô cùng nhanh chóng gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.
Biểu hiện của bệnh cúm gia cầm
Khi gà mắc bệnh cúm gia cầm thường xuất hiện những biểu hiện sau đây:
– Gà bị sốt cao, mặt sưng, khó thở
Biểu hiện khi gà bị cúm gia cầm
– Xuất hiện tình trạng tụt mào, mào bị xoăn lại và thâm tím
– Miệng gà bị há hốc
– Phân của gà có màu xanh, vàng và bị lẫn máu
– Xuất hiện tình trạng xuất huyết ở chân gà.
Nếu như gà của bạn xuất hiện những tình trạng này bạn cần phải thực hiện tách đàn ngay lập tức và thực hiện điều trị cho gà
Hướng dẫn cách để điều trị và biện pháp phòng bệnh ở gà chọi
Tiến hành tiêm các loại vacxin cho cả đàn gà để đảm bảo chúng không bị nhiễm bệnh. Đối với những con gà đã mắc bệnh thì bạn cần tiêu hủy theo đúng hướng dẫn để chúng không bị lây lan rộng hơn.
Dịch tả
Dịch tả là loại bệnh thường xuyên mắc phải nhất đối với gà chọi hiện nay, gây tổn thất lớn về mặt kinh tê cho người nuôi gà. Virus gây ra bệnh chính là do loại virus Paramyxovirus serotype, chúng được lây lan qua đường hô hấp, tiêu hóa khi bị tiếp xúc với mầm bệnh.
Những biểu hiện của bệnh thường gặp ở gà chọi
– Gà chọi sau khi nhiễm bệnh sẽ chết chỉ sau khoảng 3 cho tới 4 ngày.
– Gà trở nên lờ đờ, yếu nhanh
– Gà không muốn ăn, bỏ bữa
– Lông gà bị xù lên, mào gà trở nên tím,…
– Khi đến giai đoạn bệnh nặng thì gã sẽ bị liệt chân, cổ ngoẹo, bị quay vòng tròn.
Hướng dẫn cách để chữa bệnh
Hiện nay thuốc dùng để đặc trị cho căn bệnh này chưa có, bạn chỉ có thể thực hiện tiêm vacxin phòng bệnh và vệ sinh đảm bảo nơi ở sạch sẽ cho gà.
Bệnh tụ huyết trùng
Triệu chứng của bệnh huyết trùng
– Gà bị khó thở, thở khò khè
– Mặt và đầu bị sưng
Đây là loại bệnh có khả năng lây lan, dễ truyền nhiễm, cho nên người nuôi cần phải cách ly ngay đối với gà bị bệnh.
Hướng dẫn cách để điều trị
Để ngăn chặn loại bệnh này xuất hiện ở gà, bạn cần tiến hành cách tiêm kháng sinh định kỳ cho gà, đồng thời bạn cần phải thực hiện hòa Etracilin 250g/tấn thức ăn cho gà đẻ nhằm giúp gà tăng sức đề kháng, giúp ngăn chặn tốt nhất bệnh tụ huyết trùng cho gà chiến.
Để giúp gà chọi tăng cân và có sức khỏe tốt nhất, bạn nên dùng thuốc Streptomycin với liều lượng là 120 – 150mg/kg và thuốc Penicillin với liều lượng là 150 mg/kg.
Một số lưu ý để hạn chế các bệnh thường gặp ở gà chọi
– Thực hiện phòng bệnh hơn chữa bệnh, đây là một trong những lưu ý cơ bản mà người dùng cần phải đặc biệt quan tâm để đảm bảo cho gà phát triển tốt nhất.
Phòng bệnh điều vô cùng quan trọng khi nuôi gà chọi
– Thường xuyên quan tâm và xem những biểu hiện thất thường của gà để kịp thời phát hiện ra bệnh, ngăn chặn bệnh lây lan cho cả đàn gà
– Thực hiện tiêm vacxin phòng bệnh
– Quy trình nuôi gà chọi cần đảm bảo khoa học; thực hiện vệ sinh chuồng chăn nuôi thường xuyên để đảm bảo sạch sẽ; ngăn chặn các mầm bệnh có thể lây nhiễm cho gà.
Việc nắm bắt được các biểu hiện và biện pháp xử lý các bệnh thường gặp ở gà trên đây; sẽ là những kinh nghiệm cần thiết đối với những người nuôi gà chiến hiện nay. Một chú gà chiến có thể lực tốt, khỏe mạnh; sẽ là điều kiện đầu tiên để giành chiến thắng trong các trận đấu gà gay cấn.
Nguồn: Daga678.net