Làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu kiểu mới: Lối đi mới cho người dân
Mô hình nuôi chim bồ câu Pháp của Kiều Văn Nam ở xã Tân Kim, huyện Phú Bình (Thái Nguyên); mang lại thu nhập ổn định và giúp anh làm giàu. Còn thời gian nuôi đến khi bán chim giống sẽ lâu hơn thường kéo dài từ 35 – 40 ngày. Nếu nuôi sinh sản, tính từ lúc nở đến khi đẻ trứng là khoảng 4 tháng. Hiện tại mỗi đôi chim giống đang có giá bán ở mức 170.000 – 180.000 đồng. Với chim bán thịt anh chủ yếu giao cho các nhà hàng lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội; với mức giá khoảng từ 130.000 – 140.000 đồng/1 đôi. Trung bình mỗi tháng gia đình anh thu về từ 15 – 20 triệu đồng; sau khi đã trừ tất cả chi phí.
Thất bại trước đó
Theo anh Nam, năm 2015 gia đình anh vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Bình; thực hiện chương trình hỗ trợ hộ nghèo để đầu tư xây dựng trang trại nuôi lợn, nhưng bị thất bại. Đến giữa năm 2016, nhờ sự tư vấn và giúp đỡ của bạn bè; anh quyết định đầu tư vào mô hình nuôi chim bồ câu Pháp.
Anh Nam tâm sự: Ban đầu bản thân cũng rất lo lắng vì đây là mô hình kinh tế tương đối mới ở địa phương, nhưng nhờ được sự giúp đỡ về con giống cũng như kỹ thuật trong việc nuôi chim của bạn nên cũng yên tâm hơn. Sẵn diện tích trang trại nuôi lợn trước đó, gia đình đã tận dụng để nuôi thử nghiệm 50 đôi chim bồ câu. Sau gần 4 năm, gia đình anh Nam đã thành công trong việc phát triển loại hình chăn nuôi này, thành quả chính là số lượng chim bồ câu được nhân giống lên hàng chục lần.
Anh Nam chia sẻ, nuôi chim bồ câu cơ bản không tốn quá nhiều thời gian và công chăm sóc; nhưng quan trọng là phải kiên trì. Vì đối với loài này rất ít khi bị bệnh dịch, tuy nhiên cần phải chú ý cho chúng uống nước và ăn đúng giờ. Hơn nữa, phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để chim không bị bệnh. Hiện tại anh Nam đang thực hiện nuôi chim bồ câu theo hai hình thức là nuôi lồng sắt công nghiệp và nuôi thả bầy đàn bằng việc quây lưới trong chuồng.
Mỗi hình thức nuôi bồ câu có ưu nhược điểm riêng
Với hình thức nuôi lồng thì lượng thức ăn tiêu hao ít hơn; và quản lý chim non được dễ hơn; nhưng việc phòng ngừa dịch bệnh lại phức tạp hơn. Còn với hình thức nuôi thả thì chim khỏe hơn, ít bệnh tật hơn; nhưng lượng thức ăn tiêu hao nhiều hơn. Thông thường thức ăn mà anh sử dụng cho chim bồ câu chủ yếu là các loại ngũ cốc; kèm theo một phần nhỏ cám công nghiệp.
Ông Phạm Văn Hòa, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân xóm Xuân Lai, xã Tân Kim cho biết; Đây là một mô hình kinh tế tương đối mới ở địa phương; đem lại thu nhập kinh tế cao và ổn định. Hội luôn có những chương trình hỗ trợ giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế; đặc biệt là những hội viên trẻ. Hiện tại cũng có một số hội viên trong chi hội đã đến học hỏi kinh nghiệm; và mua chim giống của gia đình anh Nam để phát triển theo mô hình này. Anh Nam cho biết, trong thời gian tới anh sẽ nhân giống và phát triển số lượng chim bồ câu của gia đình mình; với quy mô lên đến khoảng 1.000 đôi; đồng thời tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường nhằm tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn.
Nguồn: Nongnghiep.vn