Gà Tam Hoàng – kỹ thuật chăn nuôi năng suất cao
Giống gà Tam Hoàng (hay còn gọi là gà Thạch Kỳ) được người Trung Quốc chăn nuôi từ lâu đời và rất được người nông dân nước ta ưa chuộng. Giống gà Tam hoàng trưởng thành có cánh màu vàng, lông hung màu vàng, chân vàng và mào đỏ. Giống gà có nguồn gốc từ Trung Quốc này có thân hình rắn chắc, ngực nở, đùi to và cho nhiều thịt, trứng hơn những con thuần chủng trong nước.
Gà trưởng thành nặng 2,5-4 kg và gà mái nặng 2-2,5 kg. Thịt gà được cho là khá rắn và ngon. Hơn nữa, giống gà này sinh sản và năng suất cao. Gà mái 4-5 tháng tuổi bắt đầu đẻ trứng và có thể đẻ trung bình 150 trứng/năm. Do những đặc điểm trên nên gà ta được người chăn nuôi ưa chuộng và nuôi phổ biến ở cả 3 trong cả nước, miền bắc, trung, nam.
Một trong những đặc điểm đáng chú ý của gà Tam Hoàng này là dẻo dai, sức chịu đựng tốt, ít bệnh tật và tỷ lệ chết thấp. Vì chăn nuôi gà không đòi hỏi kỹ thuật cao nên phù hợp với những người ít kinh nghiệm chăn nuôi, ít vốn. Gà thích nghi với cả điều kiện nuôi thả rông và nuôi nhốt
Cách chăn nuôi gà tam hoàng khoa học, hợp lý
Gà tam hoàng không đòi hỏi kỹ thuật chăn nuôi quá cầu kỳ. Đối với chuồng nuôi, cần đảm bảo luôn sạch sẽ, dọn vệ sinh thường xuyên để phòng ngừa bệnh tật. Máng ăn, máng uống của gà cũng cần được lau rửa, tránh để bám bẩn quá lâu.
Gà có tỷ lệ sống cao, lên tới 95%. Tuy nhiên cần phòng dịch đầy đủ và khi quan sát thấy gà có biểu hiện bị bệnh, cần phải cách ly ngay để theo dõi và tránh lây lan bệnh tật. Gà con mới nở cần được cho vào lồng úm. Mật độ khoảng 100 gà con/1m x 2m trong 2 tuần đầu. Các tuần tiếp theo cần giảm dần mật độ.
Ánh sáng và nhiệt độ
Nên sử dụng 2- bóng đèn 75W/100 gà con. 3 ngày đầu tiên khi gà mới nở; nên để nhiệt độ ổn định cả ngày lẫn đêm là 32-35 độ C. Chú ý quan sát những biểu hiện của gà để điều chỉnh nhiệt độ thích hợp. Những ngày sau cần giảm dần nhiệt độ xuống. Tuần đầu tiên nên để ánh sáng cả ngày đêm; đến tuần thứ 2 có thể chỉ bật điện từ lúc chiều tối đến đêm.
Chế độ ăn uống
Gà con mới đưa về chỉ nên cho uống nước. Nước hòa cùng vitamin complex hoặc kháng sinh phòng các bệnh như bạch lỵ; E.coli và viêm rốn. Ngày thứ 2 bắt đầu cho ăn bắp hoặc tấm nghiền nhỏ. Ngày thứ 3 có thể cho ăn hỗn hợp tấm cộng với thức ăn hỗn hợp tỉ lệ 50/50. Những ngày tiếp theo có thể tăng dần thức ăn hỗn hợp đến khi gà hoàn toàn có thể ăn được thức ăn thô hoặc hỗn hợp.
Gà tam hoàng khi đã lớn khá dễ nuôi. Thức ăn của chúng khá là đơn giản; có thể ăn hầu hết các phế phẩm để chế biến thực phẩm; đồ ăn thừa của con người; của một số loại gia súc khác và có thể tự kiếm ăn.
Hình thức chăn thả
Hiện nay hầu hết các hộ nông dân thường kết hợp thả vườn với cho ăn thức ăn công nghiệp như cám viên. Tuy nhiên bên cạnh đó nên cho gà ăn thêm rau xanh để tăng cường khả năng tiêu hóa của chúng. Máng uống nên đặt cạnh máng ăn để tránh tình trạng gà thiếu nước có thể tìm uống nước bẩn dưới sàn.
Gà Tam Hoàng cũng khá dễ béo, tích tụ mỡ nhiều, vì vậy nên cân bằng các nhóm dưỡng chất vừa đủ, tránh ăn quá nhiều gây tích tụ mỡ, làm giảm chất lượng thịt và sản lượng trứng. Khi nuôi gà, bạn cũng cần quan tâm tới việc phòng dịch. Gà dưới 2 tháng tuổi thường mắc các bệnh như tụ huyết trùng, vì vậy cần tiêm phòng vắc xin đầy đủ.
Gà từ 2-3 tháng tuổi cũng cần sử dụng thêm kháng sinh 2-3 lần/tháng, xen kẽ cùng với các loại vitamin để tăng sức đề kháng và phòng một số bệnh nguy hiểm. Mặt khác cần đảm bảo để gà luôn sạch, ăn sạch, ở sạch, uống sạch. Nền chuồng cần luôn khô ráo, dọn vệ sinh thường xuyên. Không để ao tù nước đọng trong khu vực thả để gà không ăn, uống, tránh nhiễm bệnh.
Vào thời kỳ chuẩn bị bán gà, nhất là đợt gà có giá cao, có thể vỗ béo để nhanh xuất chuồng bằng cách tăng tỷ lệ đạm trong thức ăn như tôm, tép, dầu cá, cua…Tăng chất đạm sẽ giúp chúng lớn rất nhanh.
Nguồn: Nongnghiep.farmvina.com