Kinh nghiệm thuần chủng và chăm nuôi giống gà rừng
Gà rừng được người đời xem như là tổ tiên của gà nhà. Chúng có giá trị dinh dưỡng khá cao. Vì gà rừng có bộ lông rất đẹp, dài và cong vuốt mượt mà nên người ta rất chuộng gà rừng về làm cảnh.
Đây là một loài động vật quý hiếm nên nhiều người luôn tìm cách để săn bắt chúng vừa phục vụ nhu cầu ăn uống vừa phục vụ thú vui tao nhã làm cảnh của mình. Vì săn bắt quá nhiều mà gà rừng có thể có nguy cơ tuyệt chủng đang ở mức cảnh báo và chúng bị thuần hóa cao.Gà rừng thường sống tập trung tại các khu vực phía Nam châu Á trong đó có cả Việt Nam.Ta có thể tìm thấy chúng có mặt ở trong các khu rừng hẻo lánh. Ở các vùng núi có người sinh sống thì gà rừng thường hay đi kiếm ăn với gà nhà.
Vì có giá trị thẩm mỹ cao trong việc làm cảnh và giá trị dinh dưỡng cao hơn các loại gà nhà bình thường khác nên người ta thường lai tạo chúng để tạo ra thứ con lai phát triển tốt hơn. Gà rừng là gà của tự nhiên cũng giống như chó sói, rất hung hăng nên việc chăn nuôi và chăm sóc gà rừng rất khó khăn nhiều trở ngại cho chủ nuôi. Cùng xxe.vn hướng dẫn một số kinh nghiệm thuần chủng và chăm nuôi gà rừng nhé.
Lên núi “săn” sơn cầm
Ông Ky năm nay ngoài 40 tuổi, dáng cao ráo, nước da đen sạm. Ông kể cho chúng tôi nhiều chuyện ly kỳ về loài gà rừng mà ông biết được qua những năm tháng xuyên rừng xanh, núi đỏ đi bẫy loài sơn cầm này.
Theo ông Ky, gà rừng có nhiều điểm khác với gà nhà. Chúng chỉ nặng từ 1 – 1,2 kg, dáng cao, thân dài như bi chuối rừng, chân màu chì nhỏ và có bộ lông đỏ vàng sặc sỡ. Gà rừng có khả năng bay như chim và rất nhát người. Vào mùa đông, bộ lông mã của gà rừng trống rụng hết, chỉ còn lông màu đen. Mào cũng teo nhỏ lại và chuyển sang màu thâm đen.
Mùa sinh sản của gà rừng
Thế nhưng khi mùa xuân đến, cũng là mùa sinh sản. Gà rừng trống khoác lên mình bộ lông thật rực rỡ với màu đỏ, vàng, ánh xanh. Cái mào cờ trên đầu gà trống lúc này nở to và đỏ tươi. Làm cho dáng vẻ của nó thêm oai vệ. Điều đặc biệt là mỗi năm, gà rừng mái chỉ đẻ 2 lứa vào tháng 3 và tháng 6, mỗi lứa đẻ từ 5 – 7 quả trứng. Trong khoảng thời gian này, gà trống và gà mái sống theo đôi chứ không đi theo đàn như các mùa khác.
Gà rừng trống vào mùa sinh sản gáy rất hăng và rất hiếu chiến. Chỉ cần có gà khác xâm phạm lãnh thổ là bay đến tấn công ngay. Ông Ky bảo năm ngoái, ông mang một con gà trống chuồng tầm 3 kg lên lán. Con gà rừng già trên núi bay xuống đánh nhau với gà trống chuồng cả tiếng đồng hồ. Kết quả là con gà trống chuồng bị gà rừng đá chết ngay tại chân đồi. Từ đó, ông Ky không dám mang gà trống nhà lên lán nữa. Mà mua mấy con gà mái tre đem lên lán thả vào rừng để lai tạo ra đàn gà rừng.
Phải đợi đến gần trưa và mai phục mỏi chân trong bụi cây sau lán. Chúng tôi mới chụp được ảnh đàn gà rừng tuyệt đẹp của ông Ky. Đàn gà có hơn chục con. Bay từ cánh rừng rậm rạp về nhặt thóc ở bãi đất rìa lán. Mấy con trống cất tiếng gáy vang góc rừng. Còn gà mái màu nâu đen thì túc túc đi theo gà trống.
Thuần chủng gà rừng
Sau chuyến lên núi diện kiến thợ bẫy gà rừng Phan Văn Ky, chúng tôi trở lại Bản Láng vào một sớm. Đây là bản định cư của đồng bào dân tộc Giáy, nằm tựa lưng vào dãy núi Nhạc Sơn xanh ngút ngàn cây. Các ông: Phan Văn Ky, Phan Văn Sửu, Phan Văn Thắng…là điển hình về nuôi gà rừng. Mỗi nhà có đàn gà rừng cả chục con lớn nhỏ. Còn nuôi vài ba con để nghe tiếng gáy thì cũng không ít.
Việc thuần chủng và chăm sóc gà rừng tưởng dễ nhưng không hề đơn giản. Vì khi bắt từ rừng về nuôi, đa số gà rừng đều bị chết hoặc sống nhưng gầy yếu và không sinh sản được. Để thuần chủng và chăm sóc được gà rừng. Sau khi bắt được cần nhốt chúng ở nơi thật yên tĩnh. Sau đó bỏ thóc, nước cho chúng tự ăn uống. Hằng ngày, người nuôi cần bổ sung đủ thức ăn tươi như sâu, gián, giun, dế, cào cào…cho chúng.
Lai tạo ra các thế hệ gà rừng F1, F2, F3, F4…
Một thời gian sau, khi gà đã quen dần với môi trường sống, người nuôi nên tiếp xúc với chúng nhiều hơn cho gà đỡ nhát. Thời điểm gà rừng đã khá thuần và cất tiếng gáy thì thả gà mái nhà vào cho chúng ghép đôi và sinh sản ra lứa gà lai F1. Gà rừng lai được con người nuôi từ nhỏ, vẫn giữ được vẻ đẹp và giọng gáy đặc trưng của gà hoang dã. Nhưng dạn người và dễ nuôi hơn. Từ đây, có thể lai ra các thế hệ gà rừng F2, F3, F4…
Ở Bản Láng trước đây, đồng bào Giáy nuôi gà rừng để nghe tiếng gáy cho vui. Còn hai năm qua, phong trào nuôi gà rừng lai làm cảnh và phục vụ cho các nhà hàng đặc sản ngày càng phát triển. Nên gà rừng lai ở Bản Láng bán rất được giá. Nuôi gà rừng trở thành nghề “hái” ra tiền của một số hộ dân ở đây.
“Nốt nhạc rừng” giữa lòng thành phố
Không chỉ ở các bản làng vùng cao, mà mấy năm gần đây, phong trào chơi gà rừng đã xuất hiện ở thành phố Lào Cai và thu hút nhiều người tham gia. Từ 3 năm qua, anh Dũng đầu tư làm chuồng lưới để nuôi gà rừng sinh sản. Anh Dũng bảo, niềm đam mê gà rừng đã ăn vào máu mình rồi, một ngày không được nghe tiếng gà rừng gáy thấy như thiếu thiếu thứ gì. Mỗi buổi sáng sớm, tiếng gà rừng gọi anh thức dậy đi làm mà chẳng cần phải đặt đồng hồ báo thức.
Dạo quanh phường Kim Tân (thành phố Lào Cai) vào mỗi buổi sớm tinh sương, tôi đều nghe tiếng gà rừng gáy vang từ khu Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh và một số nhà dân quanh đó. Mượn nhà trường được mảnh đất nhỏ. Anh làm chuồng nuôi gà rừng cho thỏa đam mê.
Nguồn: Channuoivietnam.com