Kỹ thuật chăn nuôi vịt xiêm để đạt năng suất cao và hiệu quả
Trên thị trường hiện gia cầm hiện nay, đang có rất nhiều loại vịt cũng như rất đa dạng về loại giống và màu sắc. Đa phần sẽ dễ bắt gặp cũng như chọn nuôi nhất có lẽ là những loại vịt trắng, thịt. Tuy nhiên hiện nay cũng có thể bắt gặp các loại vịt xiêm màu nâu đen được nuôi dưỡng khá nhiều. Tuy nhiên nếu không biết cách nuôi cũng như có kinh nghiệm trong việc chăn nuôi gia thì bạn sẽ gặp khá nhiều rắc rối đó. Chính vì thế, hôm nay mình sẽ chia sẽ, cũng như giới thiệu về kỹ thuật chăn nuôi vịt xiêm đạt năng suất cao và hiệu quả đến các bạn nhé. Hãy cùng theo dõi những kỹ thuật này dưới bài viết sau nhé.
Đôi nét về vịt xiêm
Như các bạn đã biết thì vịt xiêm là có thể nói là loại thả vườn, tương đối dễ nuôi ở gia đình. Đây cũng là loại vịt ít bệnh. Và có sự tăng trưởng khá nhanh. Về phần thịt thì nó sở hữu thịt có màu đỏ, thơm ngon, và tỷ lệ xẻ thịt cao. Đặc biệt hơn nữa đây là giống vịt khi tăng trưởng loại trống nặng 4-6kg. Loại mái nặng 3-4 kg. Sau 7 – 8 tuần nuôi là có thể giết thịt. Có thể cho vịt Xiêm ăn thức ăn công nghiệp kết hợp với các loại phụ phẩm nông nghiệp để tiết kiệm chi phí.
Về vấn đề chuồng nuôi
Vịt xiêm thường nuôi trên chuồng sàn gạch, sàn xi măng, sàn dưới, mật độ thay đổi theo lứa tuổi. Tuần thứ 1: 14 – 15 con/m2, tuần thứ 2: 10 – 12 con/m2, tuần thứ 3: 6 – 7 con/m2, các chất độn chuồng thường sử dụng: trấu, rơm, cỏ khô. Trong 3 tuần tiên đầu bạn có thể không cần sử dụng chất độn chuồng. Từ tuần 4 trở đi lần đầu rải chất độn chuồng dày khoảng 8 – 10 cm. Sau đó định kỳ rải thêm chất độn chuồng khô (tùy mức độ dơ của chất độn chuồng).
Nhiệt độ trong chuồng nuôi
Những ngày tuần đầu tiên bạn nên bố trí nhiệt độ ổn định. Nhiệt độ thích hợp trong ô chuồng 3 tuần đầu tiên như sau: Tuần thứ 1: 25 – 30 0C, tuần thứ 2 và thứ 3 là 23 -17 0C. Bên cạnh đó có thể dùng bóng đèn điện, lò sưởi điện, sưởi ga để sưởi ấm. Loài vịt Xiêm cần chiếu sáng liên tục 24/24 giờ trong ngày. Hoặc có thể sử dụng một bóng đèn điện 60W chiếu sáng cho 12 m2 nền chuồng.
Máng ăn dụng cụ cho vịt ăn
Bạn nên dùng máng ăn tự động, đổ thức ăn vào máng mỗi ngày một lần.
Qui định về thức ăn hỗn hợp và nước uống ở từng giai đoạn nuôi:
Tuần 1, lượng thức ăn bình quân 30g/con/ngày, nước uống 0,22 lít/con/ngày; tuần 2: 110 g, 0,6 lít, tuần thứ 3: 170 g – 0,66 lít, tuần thứ 4: 190 g, 0,68 lít, tuần thứ 5: 210 g, 0,85 lít, tuần thứ 6: 230 g, 1,2 lít, tuần thứ 7-8: 260 g, 1,5 lít.
Chương trình phòng bệnh
+ Đối với 1 – 2 ngày tuổi: phòng bệnh viêm rốn, E.coli, thương hàn, tăng cường chức năng gan. Sử dụng Imequyl 20%, liều dùng 1 ml cho 15 kg thể trọng, Heparenol (2 ml/lít nước uống).
+ 5 – 7 ngày tuổi: pha Vitaperros vào nước uống để cung cấp các loại vitamin cần thiết, liều dùng 1 g/10 lít nước uống.
+ Vịt xiêm 10 ngày tuổi: tiêm dưới da hay tiêm bắp vacxin dịch tả vịt Vaxiduk với liều dùng 0,5 ml/con.
+ 14 – 15 ngày tuổi: pha vào nước uống để bổ sung chất khoáng và giải độc tố nấm Vetophos (5 ml/lít), Heparenol (2 ml/lít).
+ 21 – 23 ngày tuổi: pha vào nước uống Super Layer (2 g/lít) để cung cấp Vitamin, nhất là Vitamin nhóm B.
+ Đến giai đoạn 28 ngày tuổi: tái chủng ngừa vacxin dịch tả Vaxiduk. Có thể tiêm dưới da hay tiêm bắp với liều dùng 0,5 ml/con
+ 29 – 30 ngày tuổi: chống stress, giải độc gan. Đồng thời tăng cường chức năng thận bằng cách pha vào nước uống Phosretic (1g/lít), Heparenol (2ml/lít)
+ 35 – 36 ngày tuổi: pha vào nước uống Vitaperos (1 g/10 lít) để bổ sung các Vitamin
+ 43 – 45 ngày tuổi: pha vào nước uống để bổ sung chất khoáng và giải độc tố nấm Vetophos (5 ml/lít), Heparenol (2ml/lít).
+ Đạt đến 56 – 57 ngày tuổi: pha vào nước uống Vitaperos (1 g/10 lít)
Nguồn: Klt.vn