Cùng người chăn nuôi nhận biết phòng và trị bệnh tụ huyết trùng trên vịt
Tết Nguyên Đán đã gần kề, đây là thời điểm mà người chăn nuôi đang gấp rút chuẩn bị đàn vịt thịt để cung cấp cho thị trường và người tiêu dùng. Do đó, công việc kiểm dịch và đảm chất chất lượng của thực phẩm càng trở nên gấp rút và gắt gao hơn bao giờ hết. Tuy tại thời điểm này thì vịt đã lớn và sức đề kháng đã rất cao. Nhưng vẫn không thể không cảnh giác bởi dịch bệnh vẫn luôn tìm cơ hội rình rập để bùng bổ và phát triển. Một trong những dịch bệnh nguy hiểm đó chính là tụ huyết trùng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn nhất là với những người chăn nuôi về dịch bệnh nguy hiểm này trên vịt.
Triệu chứng
Triệu chứng của bệnh tụ huyết vịt khi mắc bệnh là ở thể cấp tính vịt đang đứng ủ rũ một chỗ; đi lảo đảo, quay cuồng, kêu to, giãy giụa mạnh rồi lăn ra chết; ở thể cấp tính vịt ủ rũ, bỏ ăn, đầu và mắt sưng to, màu đỏ tím, thở rất khó; khi thở phải há mỏ, vươn cổ, nằm bệt một chỗ, tiêu chảy, phân xanh, lỏng, đôi khi có máu; ở thể mãn tính các triệu chứng thấy như viêm phế quản, phổi mãn tính; thở khò khè và sưng khớp chân, đi lại khó khăn, sau bị bại liệt.
Đồng thời, bệnh tích ngoài da có từng đám tụ huyết xuất huyết đỏ tím từng mảng; các cơ quan nội tạng đều xuất huyết tràn lan, đỏ sẫm, bao tim có tương dịch màu vàng; niêm mạc ruột xuất huyết và tróc ra.
Điều trị
Nếu phát hiện vịt có những triệu chứng bệnh trên, điều trị bằng một trong các loại kháng sinh. Như: Sulfamerazine hoặc Sulfadimerazine với liều lượng 100mg/kg thể trọng, liệu trình từ 3 đến 4 ngày; hoặc dùng Sulfathiazole liều lượng 100mg/kg thể trọng, liệu trình từ 3 đến 4 ngày; và trợ sức thêm cho gia cầm bằng các loại vitamin B1, C, D cùng với dung dịch điện giải.
Để phòng tránh bệnh tụ huyết trùng trên vịt nên tiêm ngừa vaccine 1ml/con; tiêm dưới da vịt khỏe mạnh trên 1 tháng tuổi vệ sinh chuồng trại sạch sẽ; thông thoáng vào mùa hè, kín ẩm vào mùa đông, không bị mưa tạt gió lùa; sát trùng chuồng trại định kỳ 1 tuần/lần, tẩy uế chuồng nuôi, phun thuốc sát trùng; và để trống chuồng từ 2 đến 4 tuần mới nuôi trở lại. Lưu ý, khi nhập đàn mới cần cách ly 2 tuần; tiêm vaccine phòng các bệnh truyền nhiễm mới cho nhập đàn.
Để chẩn đoán chính xác bệnh trên một đàn vịt chúng ta cần phải quan sát kỹ; triệu chứng (biểu hiện, diễn biến, tỉ lệ bệnh…), bệnh tích (biến đổi của nội tạng…), dịch tễ (tuổi, mùa, vùng…); kiểm tra nguồn nước (ô nhiễm, tù đọng…), thức ăn (ẩm, mốc, hôi…).
Bệnh tụ huyết trùng vịt
Nguyên nhân: Pasteurella multocida (vi khuẩn)
Dịch tễ: mọi lứa tuổi, giao mùa
Triệu chứng:
- Quá cấp: chết rất nhanh (sau bữa ăn…) nên không kịp có biểu hiện triệu chứng
- Cấp tính: ủ rũ, kém ăn, xiêu vẹo, bại cánh, liệt chân, khò khè, phân lỏng vàng xám đôi khi lẫn máu; chảu máu mũi & miệng; sốt (43-44oC), khát, nằm bẹp, giẫy chết sau 2-5 ngày; tỉ lệ chết đêm bất thường; thả đồng: lùi xa đàn
- Á cấp: đau mắt, chảy nước mũi, sưng khớp, viêm não
Bệnh tích: toàn thân tím bầm, phổi tụ máu tím đen, ruột viêm đỏ
Phòng bệnh:
- Tăng cường công tác vệ sinh phòng dịch
- Kháng sinh, sulfamid: 3-5 ngày
- Vaccin
Điều trị:
- Phân loại (khỏe, bệnh)
- Kháng huyết thanh (tiêm 1 lần tác dụng 15 ngày)
- Kháng sinh: Peni + Strep, Cefa + Flor, Spira + Kana, Kana + Ampi + Colis, Peni + Kana, Kana + Ampi, Septryl, Sulfa… ; tiêm những con khỏe trước; không thả xuống nước
Nguồn: Thuoctrangtrai.com