Có thể bạn chưa biết Mycoplasma gallisosystemum (MG) là một sinh vật gần giống như vi khuẩn; nó thường gây bệnh đường hô hấp chủ yếu ở gà và gà tây nhưng nó cũng có thể lây nhiễm cho gia cầm giao tử, chim bồ câu, vịt, ngỗng, chim công và chim hoang dã. Nhiễm MG ở gà còn được gọi là Bệnh hô hấp mãn tính (CRD, và những con gà tiếp xúc với nó sẽ mang bệnh trong suốt phần đời còn lại của chúng ngay cả khi (sau khi điều trị) chúng không còn dấu hiệu của nó nữa. Không được sử dụng MG tiếp xúc hoặc phục hồi làm chuồng nuôi. “MG không gây bệnh cho người và ăn trứng của những con bị nhiễm bệnh sẽ không làm hại bạn. Không sử dụng trứng của những con đã được điều trị bằng kháng sinh”
Thông tin chi tiết về bệnh CRD ở gà sẽ được chúng tôi truyền tải đến bạn đọc ngay trong bài viết này. Các bạn nhớ theo dõi ngay nhé. Chắc chắn sẽ có nhiều thông tin vô cùng hữu ích cho bạn đấy nhé
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh CRD ở gà
Trong số các bệnh thường gặp ở gà, thì có lẽ bệnh CDR ở gà là một trong những căn bệnh không quá xa lạ đối với người chăn nuôi hiện nay. Mặc dù bệnh này không quá nguy hiểm, tuy nhiên người dùng cũng cần đặc biệt quan tâm để nhằm giúp ngăn chặn sự tấn công của các virus khác có thể gây bệnh cho gà.
Bệnh CRD là gì, chúng có biểu hiện ra sao, cách xử lý như thế nào? Bài viết dưới đấy chúng tôi sẽ tổng hợp chi tiết tới người chăn nuôi những điều cần biết về căn bệnh này.
Nguyên nhân, hậu quả của bệnh CRD
Nguyên nhân gây bệnh là do các sinh vật viêm phổi có tên là Mycoplasma. Đây là một trong những loại bệnh thường gặp phải đối với gà hiện nay.
Khi gà mắc bệnh CRD thì tỷ lệ tử vong là không cao. Tuy nhiên việc kiểm soát chặt chẽ bệnh CRD đặc biệt quan trọng. Nếu như người nuôi lơi là cảnh giác, thì cơ hội cho các vi sinh vật gây bệnh khác như E.coli, virus gây bệnh trên đường hô hấp khác như Newcastle, IB,… sẽ vô cùng nguy hiểm cho đàn gà.
Bệnh CRD nguyên nhân do đâu?
Ảnh hưởng của bệnh là làm giảm năng suất chăn nuôi; tốn nhiều thời gian điều trị, do đó khiến cho chi phí đẻ điều trị bệnh tốn kém; làm suy giảm kinh tế của người dân.
Bệnh CRD lây lan qua đường hô hấp giữa gà với gà; do hít phải các mầm bệnh có ở trong không khí hoặc do lấy truyền từ mẹ sang con.
Khi gà mắc bệnh CRD sẽ xuất hiện những biểu hiện nào?
Không như các loại bệnh khác, thời gian ủ bệnh của CRD khá lâu, lên tới 10 đến 30 ngày. Khi gà mắc bệnh này sẽ xuất hiện những triệu chứng cơ bản sau đây:
– Hơi thở gà khò khè, hắt hơi, kèm theo chảy nước mũi.
– Xoang mặt và mắt bị sưng lên đối với gà tây.
– Nếu thực hiện khám bệnh tích cho gà sẽ dẫn tới xuất huyết, tích dịch, ngoài ra túi khí còn bị dày kèm theo mủ.
Triệu chứng đối với gà thịt:
– Biếng ăn, gà bị khó thở, bị viêm kết mạc mắt
– Đầu bị sưng, kèm theo viêm túi khí nặng.
– Gà trở nên còi cọc
– Gà ủ rũ, sau khoảng thời gian mắc bệnh từ 3 – 4 ngày gà sẽ bị chết.
Dấu hiệu cho thấy gà bị mắc bệnh CRD
Triệu chứng với gà đẻ, gà trưởng thành:
– Chảy nước mũi, hơi thở yếu và khò khè,
– Gà không ăn, bị gầy ốm
– Lượng trứng suy giảm rõ rệt gà con nở trong tình trạng thể trạng yếu.
Cách xử lý khi gà bị mắc bệnh CRD
Cũng như các loại bệnh khác, việc đầu tiên bạn cần phải thực hiện, đó là thực hiện cách ly cho những chú gà có biểu hiện khả nghi mắc bệnh. Cùng với đó, bạn cần chú ý thực hiện vệ sinh lại toàn bộ chỗ ở cho gà, loại bỏ lớp đệm lót cũ thay bằng lót mới. Đồng thời, sử dụng cả thuốc khử trùng cho gà.
Tiếp đó, bạn cần phải sử dụng các thuốc đặc trị dành cho bệnh CRD. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần phải được dựa trên việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh để có những phương án cụ thể nhất.
Việc cho gà uống các chế phẩm mạnh lúc này là vô cùng cần thiết; như bio spiracol, bio marcosone,… để điều trị bệnh được tốt nhất.
Cách chữa bệnh CRD cho gà
– Đối với gà chưa mắc bệnh bạn cần sử dụng thuốc kháng sinh và các vacxin để tăng cường sức khỏe cũng như các khả năng miễn dịch của gà.
Để hồi phục sức của đàn gà; bạn cần chú ý phòng bệnh cẩn thận, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho gà.
– Kháng sinh người dùng có thể sử dụng đó là các loại loại kháng sinh như Doxycycline, Tylosin, những loại này tuyệt đối không được dùng cho gà đẻ.
Sau khi xử lý xong bệnh; người dùng cần chú ý phòng bệnh cho gà; để gà có thể lực tốt; ngăn chặn các căn bệnh có thể xảy ra; gây ảnh hưởng cho cả đàn gà.
Việc tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh crd ở gà; sẽ giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao; tăng nguồn thu nhập ổn định cho người dân; đáp ứng điều kiện gà phát triển, nhanh xuất chuồng; thu về lợi nhuận đầu tư ban đầu.
Nguồn: Gada678.net