Tìm hiểu sơ lược thông tin về các bệnh cúm gia cầm
Một trong những nỗi lo lắng của người chăn nuôi chính là các loại dịch bệnh trên gia súc gia cầm. Hôm nay chúng tôi sẽ tìm hiểu rõ hơn về các loại cúm gia cầm đã và đang xuất hiện và gây hại cho các loại gia cầm, khiến cho người chăn nuôi phải chịu những tổn thất lớn về kinh tế và những hệ lụy như ô nhiễm môi trường. Thậm chí có những chủng loại cúm gia cầm đã biến đổi gen và lây lan sang con người khiến tính mạng của chúng ta bị đe dọa.
Cách virus cúm gia cầm gây bệnh
Mầm bệnh phát tán trong môi trường thông qua không khí, tiếp xúc trực tiếp; với gia cầm bệnh hay dịch tiết của nó (như phân, nước dãi…), thức ăn, nước, dụng cụ, quần áo; và chim hoang dã (mầm bệnh AI khu trú rất nhiều trong cơ thể các loài chim hoang dã; nhưng lại không biểu hiện triệu chứng bệnh. Bởi vậy nên việc kiểm soát mầm bệnh phát tán là vô cùng khó khăn).
Khi môi trường sống của con vật bị ô nhiễm mầm bệnh; virus cúm gia cầm sẽ từ trong môi trường xâm nhập; vào cơ thể vật chủ thông qua đường tiêu hóa và hô hấp. Sau đó, virus di chuyển đến các cơ quan đích (Các chủng cúm gia cầm độc lực cao (HPAI); có khả năng gây bệnh trên rất nhiều cơ quan đích khác nhau của cơ thể); khu trú và bắt đầu nhân lên; tại các tế bào của cơ quan đích đó đồng thời làm các tế bào đó rơi vào quá trình chết; phá hủy mô đích → ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan đích → rối loạn hoạt động của toàn cơ thể → con vật chết.
Quá trình nhân lên của cúm gia cầm AI trong các tế bào vật chủ diễn ra rất nhanh; tốc độ gây chết các tế bào, mô, cơ quan đích cũng nhanh không kém; chức năng của toàn bộ cơ thể bị rối loạn nhanh chóng. Điều đó lý giải vì sao những con gia cầm nhiễm bệnh lại chết nhanh như vậy. Virus cúm gia cầm kí sinh nội bào bắt buộc, quá trình xâm nhiễm và nhân lên của virus; có 5 giai đoạn và xảy ra chủ yếu ở các tế bào biểu mô đường hô hấp.
Phân loại các chủng virus cúm gia cầm
Như đã đề cập trong bài viết trước, các chủng cúm gia cầm được phân chia thành 2 loại: Loại có độc lực cao (HPAI) và loại có độc lực thấp (LPAI).
HPAI là những chủng có khả năng gây bệnh nặng, nguy hiểm hơn và được quan tâm nhiều hơn. Còn LPAI thì ngược lại, tuy nhiên các chủng thuộc nhóm LPAI có thể trao đổi gen; với các chủng virus có độc lực cao đồng nhiễm trên cùng một tế bào, và trở thành loại virus HPAI nguy hiểm. Chính bởi vậy mà ta không nên lơ là với các chủng này và cần có các biện pháp quản lý mầm bệnh một cách tổng thể hơn nữa.
Tình hình dịch cúm tại Việt Nam
Dịch cúm gia cầm A/H5N1 bùng phát tại Việt Nam vào cuối tháng 12/2003 ở các tỉnh phía Bắc; sau đó đã nhanh chóng lan tới hầu hết các tỉnh/thành trong cả nước chỉ trong một thời gian ngắn. Đây là lần đầu tiên dịch cúm gia cầm A/H5N1 xảy ra tại Việt Nam; có tới hàng chục triệu gia cầm bị tiêu hủy, gây thiệt hại nặng nền tới nền kinh tế quốc dân. Tính đến nay (tháng 10/2008), dịch cúm gia cầm liên tục tái bùng phát hàng năm; tại nhiều địa phương trong cả nước, có thể phân chia thành các đợt dịch lớn.
Như vậy, chúng ta có thể thấy bệnh cúm gia cầm là một bệnh không hề đơn giản. Từ khi xuất hiện đến nay, nó đã tiêu tốn của con người không biết bao nhiêu triệu đô. Bởi vậy, chúng ta cần theo dõi sát sao hơn nữa tất cả mọi diễn biến; của bệnh từ các chủng mới xuất hiện cho đến độc lực, tốc độ lây lan; những vùng đang nổ ra dịch, cho đến cả những chủng độc lực thấp và khả năng biến chủng của chúng…Từ đó có các biện pháp can thiệp nhanh chóng; kịp thời nhất nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tối đa mọi thiệt hại do nó gây ra.
Bên cạnh đó, đây là một căn bệnh toàn cầu nên việc cập nhật thông tin kịp thời; khi có dịch xảy ra trên phạm vi toàn thế giới cũng quan trọng không hề kém. Ngoài các biện pháp cục bộ tại vùng, Quốc gia xảy ra dịch, chúng ta còn cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng; ăn ý của giữa các vùng trong 1 Quốc gia và giữa các quốc gia với nhau như vậy mới có hy vọng khống chế; được sự lây lan của bệnh cúm gia cầm.
Nguồn:Vietdvm.com