Cách vệ sinh chuồng trại cho ngan ai cũng nên biết
Ngan, vịt là loại gia cầm được nuôi nhiều ở nước ta. Không chỉ các vùng đồng bằng hay sông nước mới có nhiều hộ nuôi ngan vịt. Mà vùng núi vùng cao ngan vịt cũng được nuôi khá phổ biến. Với độ thích nghi cao và dễ nuôi nên loại này được ưa chuộng. Và những năm gần đây thi nghề nuôi vịt ngan. Trở thành nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao và có nhiều đợt thu hoạch trong năm.
Vì sự phát triển nhanh dễ nuôi và có lợi nhuận cao mà mô hình nuôi vịt ngan được phổ biến kéo theo đó là nguy cơ về dịch bệnh và lây lan bệnh dịch trở lên phức tạp hơn. Chính vì vậy khi bắt tay vào chăn nuôi bất cứ loại gì thì bà con nông dân cũng nên tìm hiểu về cách nuôi, phòng bệnh cũng như phương pháp nuôi hiệu quả.
Vệ sinh thức ăn, nước uống
Thức ăn phải được đảm bảo đầy đủ nhất là trong giai đoạn vịt ngan còn nhỏ. Nhiều trang trại thả vịt ngan vào cao ao mương cho nó tự kiếm ăn nhưng điều này là không nên. Các thức như ngô khoai bị nấm mốc thì không nên cho ăn đấy được xem một trong các nguyên nhân gây chết ngan, vịt đặc biệt là vịt. Ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng rất nghiêm trọng đối với ngan, vịt sinh sản. Không dùng các loại thức ăn có hàm lượng muối cao, trong thức ăn có thể sử dụng chế phẩm vi sinh như EM để giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường do chất thải của vịt, ngan.
Nước uống: Phải là nước sạch tốt nhất là nước giếng không nên sử dụng nước đục, nước ao, hồ tù đọng, nước giếng có hàm lượng sắt cao. Có thể dùng thuốc tím bà con có thể mua ở tiệm thuốc tây pha với tỉ lệ 0,5% (5 gam cho 10 lít nước). Để khử trùng nước uống cho vịt, ngan hoặc Cloramin 1% (10 gam cho 10 lít nước). Ngoài thuốc tím bà con thay thế bằng Anolit; Catolit để sát trùng nước thường xuyên cho vịt, ngan uống.
Vệ sinh sau từng đợt chăn nuôi
Một năm có nhiều đợt chăn nuôi nên việc vệ sinh trong quá trình chăn nuôi và sau chăn nuôi đều rất quan trọng. Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi sau khi kết thúc một đợt. Và chuẩn bị cho một đợt mới phải được cọ rửa sạch sẽ và khử trùng tiêu độc để chuẩn bị đợt chăn nuôi tiếp. Không nên thả ngan hay vịt vào ngay mà để trống từ 12-15 ngày.
Xử lý chất thải và gia cầm chết như thế nào cho đúng
Chăn nuôi thường đi liền với trồng trọt nên là chất thải của việc chăn nuôi. Thường được bà con tận dụng là phân bón cho cây trồng. Và thường là được bón trực tiếp ít qua xử lý sát trùng điều này. Được xem là một trong những vấn đề làm dịch bệnh lây lan.
Nhiều chuyên gia khuyến cáo không sử dụng chất thải và phân của chuồng cho gia cầm khi chưa được xử lý. Nên xây dựng hố ga để xử lý nước thải, nước rửa chuồng trại của chăn nuôi gia cầm. Không nên sử dụng chất thải của gia súc mà chưa qua xử lý khử trùng. Nếu lượng nước thải không được xử lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm môi trường. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và không an toàn cho sản xuất.
Nguồn : Gathavuon.net