Cách làm chuồng nuôi bồ câu thả tại vườn có kinh tế cao
Trước khi bắt tay vào làm chuồng bạn cần xác định vị trí làm chuồng bồ câu và chuẩn bị các vật liệu cần thiết để làm chuồng chim. Sau đó cần ước lượng số lượng chim nên nuôi để làm số lượng chuồng cho phù hợp với kế hoạch chăn nuôi.
Vật liệu làm chuồng cho gia cầm hay nuôi bồ câu theo mô hình thả thường đơn giản hơn mô hình nuôi công nghiệp. Các vật liệu có thể tận dụng gỗ tự nhiên để đóng chuồng vừa tiết kiệm chi phí lại bền, đẹp như ý. Nếu muốn đẹp hơn có thể chuẩn bị sơn tạo nên một chuồng chim được màu sắc và đẹp hơn.
Kích thước ô chuồng
Làm chuồng chim khá đơn giản và nhanh vì kích thước chuồng khá nhỏ và không quá cầu kỳ. Một tủ chuồng chia thành nhiều tầng mỗi tổ có khoảng 3-5 tầng. Mỗi tầng lại chia thành các ô mỗi ô thường có kích thước 40 x 40 x 40cm hoặc 50 x 50 x 50cm. Đặc biệt chim bồ câu chỉ cần một mặt để chim bay ra vào. Còn 3 mặt của ô chuồng đều đóng bằng gỗ chỉ cần mặt phía trước để chừa ra một ô tròn cho chim chui ra chui vào. Kích thước chuồng thì tùy theo nhé nhưng bình thường thì tầm một tủ chuồng được chia làm 4 ô thì chiều rộng của cả chuồng nuôi sẽ phải bằng 4 x 0,5 = 2m.
Chiều cao của tủ chuồng phải thật cao ráo sẽ phải gấp 5 lần chiều cao của 1 ô chuồng. Ngoài ra, phần chân của tủ chuồng phải cao ráo không bị nước cách đất 0,5m. Như vậy tổng chiều cao là 2,5m. Chiều sâu của chuồng nuôi sẽ bằng với chiều sâu của mỗi ô chuồng, nghĩa là bằng 0,4 hoặc 0,5m. Kích thước chuồng bồ câu thả có 4 ô xếp chồng lên nhau sẽ là 2m x 2,5m x 0,5m. Với kích thước như vậy, bà con có thể nuôi khoảng 20 cặp chim.
Giá đỡ chuồng và ổ chim
Giá đỡ chuồng phải chắc chắn và thăng bằng để chim có sự ổn định sinh sản hiệu quả. Ngoài ra có giá đỡ giúp cho đàn chim tránh bị kiến hoặc mối tấn công, làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng. Giá đỡ chuồng cao từ 0,7 – 1,5m có thể làm bằng gỗ hoặc bê tông cớt thép. Các vật liệu chắc chắn, khả năng chịu lực tốt nhất, độ bền cao.
Sơn trang trí Khi thiết kế chuồng cái này thì tùy thôi nó không ảnh hưởng đến cuộc sống của chim. Tùy người nuôi có thể kết hợp phun sơn. Với các màu sắc tươi sáng như vàng, trắng, xanh lá cây, đỏ, xanh da trời… Màu sơn vừa giúp tăng tính thẩm mỹ; thu hút thêm các con chim ở nơi khác đến; vừa tăng độ bền cho cho gỗ tránh bị mối mọt.
Lót ổ đẻ
Đặc tính của chim là chúng vẫn có thể đẻ trứng đều đều trong quá trình nuôi con. Do đó, người nuôi cần thiết kế đồng thời 2 ổ đẻ riêng biệt: một ổ đẻ và ấp trứng đặt ở bên trên; còn ổ nuôi con non sẽ đặt ở phía bên dưới. Ổ đẻ có thể làm bằng rổ nhựa loại nhỏ hoặc lốp xe cũ bẻ ngược, lót bằng rơm, mùn cưa, vỏ trấu nhưng phải sạch sẽ, thuận tiện cho việc vệ sinh và thay rửa. Đường kính mỗi ổ đẻ thường từ 20cm.
Thức ăn và nước uống
Máng thức ăn, nước uống của chim cần sạch sẽ và rửa thường xuyên. Máng ăn thì tùy theo mô hình nuôi môi hình thả vườn thì tùy theo người nuôi. Nhưng nên để nơi khô thoáng để chim đễ thấy. Diện tích ít thì có thể đặt cạnh chuồng Làm như vậy sẽ tiết kiệm được diện tích. Và thuận tiện cho việc kiểm soát mức độ ăn uống của cả đàn. Tuy nhiên cần tránh vị trí chim thải phân, tránh nguồn nước gây ẩm mốc cho thức ăn.
Nguồn : Sotaynongnghiep.com