Đưa vào hoạt động các nhà máy giết mổ gia cầm tại HCM
Dự kiến đến cuối năm 2020,TP.HCM sẽ đưa vào hoạt động hàng loạt nhà máy giết mổ gia súc; gia cầm công nghiệp hiện đại, thay thế cho các lò mổ lạc hậu hiện nay. Một năm sau, đến ngày 31/12/2021, đưa vào hoạt động thêm 3 nhà máy giết mổ gia súc công nghiệp; 2 nhà máy giết mổ gia cầm công nghiệp và nhà máy giết mổ bò, dê cừu; cụ thể. Nhà máy chế biến thực phẩm Tân Hiệp tại xã Tân Hiệp, do Hợp tác xã Tân Hiệp làm chủ đầu tư; với công suất giết mổ gia súc là 3.000 con/ngày. Nhà máy giết mổ gia súc An Hạ tại ấp Chợ, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi; do Công ty TNHH Dịch vụ An Hạ làm chủ đầu tư, với công suất giết mổ 3.000 con/ngày.
Đưa vào hoạt động 3 nhà máy giết mổ gia súc công nghiệp
UBND TP.HCM vừa ban hành Quyết định số 2515/QĐ-UBND về điều chỉnh thời gian hoàn thành; các nhà máy giết mổ công nghiệp và thời gian hoạt động của các cơ sở giết mổ gia súc; gia cầm hiện hữu trên địa bàn thành phố. Cụ thể, đến ngày 31/12/2020, đưa vào hoạt động 3 nhà máy giết mổ gia súc công nghiệp, gồm:
Nhà máy giết mổ gia súc Xuân Thới Thượng tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn; do Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Hóc Môn làm chủ đầu tư; với công suất giết mổ gia súc (thiết kế giai đoạn 1) là 2.000 con/ngày. Nhà máy giết mổ gia súc tại xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi; do Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH Một thành viên làm chủ đầu tư, với công suất giết mổ 2.000 con/ngày. Nhà máy giết mổ gia súc công nghiệp Lộc An tại đường Võ Văn Bích, ấp 8, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi; do Công ty TNHH Thực phẩm Lộc An làm chủ đầu tư, với công suất giết mổ 2.000 con/ngày
Nhà máy giết mổ gia súc công nghiệp tại xã Phước Thạnh, do Công ty Cổ phần Nhị Tân làm chủ đầu tư, với công suất giết mổ dự kiến 1.000 con/ngày. Nhà máy Chế biến thịt an toàn và Dinh dưỡng tại xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, do Công ty TNHH Thương mại Sản xuất Thịt an toàn và Dinh dưỡng làm chủ đầu tư, với công suất giết mổ 150.000 con/ngày.
Công suất cao giúp tiết kiệm thời gian
Nhà máy giết mổ bò, dê cừu tại xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn do Hợp tác xã Tân Hiệp làm chủ đầu tư; với công suất giết mổ 50 con bò/giờ, 200 con dê cừu/giờ. Đồng thời, đến ngày 31/12/2020 (sau khi thành phố có 3 nhà máy giết mổ công nghiệp xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động), tất cả các cơ sở giết mổ hiện hữu phải chấm dứt hoạt động, bao gồm: Cơ sở giết mổ Trung tâm Bình Tân (quận Bình Tân), Cơ sở giết mổ Sơn Vàng, Phước Kiển (huyện Nhà Bè), Tân Phú Trung, Hòa Phú, Phú Hòa Đông, Tân Thạnh Đông, Xuyên Á (huyện Củ Chi).
Riêng cơ sở giết mổ Trung Tuyến, huyện Cần Giờ tiếp tục hoạt động để cung cấp cho người dân của huyện; nhưng phải đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, theo kế hoạch, đến cuối năm 2023, Công ty Vissan sẽ đưa vào hoạt động; Nhà máy giết mổ heo với công suất 2.500 – 4.000 con/ngày, Nhà máy giết mổ gia cầm với công suất 12.000 – 20.000 con/ngày; và Nhà máy giết mổ bò với công suất 300 con/ngày tại Cụm công nghiệp chế biến thực phẩm Vissan; (xã Lương Bình, huyện Bến Lức, Long An).
Nguồn: Nongnghiep.vn