Hệ thống sản xuất trứng vịt quy mô lớn gặp khó khăn do dịch Covid19
Chuỗi này do Hội Chăn nuôi sản xuất tiêu thụ trứng vịt Liên Châu, huyện Thanh Oai; Hà Nội thực hiện nhưng gần đây gặp nhiều khó khăn do dịch Covid. Ngoài những vấn đề trên, vốn luôn là một yếu tố thiết yếu của sản xuất. Anh Trẻo đã 2 lần được vay vốn từ quỹ khuyến nông thành phố; mỗi lần được 500 triệu với mức lãi suất chỉ bằng ½ của ngân hàng, trong khi lại dễ tiếp cận hơn; thủ tục không quá phức tạp. Tuy nhiên theo anh với quy mô lớn như hiện nay, đã đầu tư vào trang trại cả chục tỉ đồng; thì hạn mức vay tối đa 500 triệu từ quỹ khó mà đáp ứng nổi nên đề nghị nâng lên cỡ 1 tỉ; thời gian vay thay vì 2 năm nên kéo dài thành 3 năm.
Những hộ sản xuất lớn
Anh Lê Văn Trẻo người có trang trại nuôi 4.000 vịt đẻ, 10 ha ao cá trở thành viên; trong Hội Chăn nuôi sản xuất tiêu thụ trứng vịt Liên Châu đã 5 năm nay. Cứ như lời anh kể với tôi rằng, lúc trước còn đạt hiệu quả nhưng năm 2019 và nhất là 2020 giá trứng hạ; thường thấp dưới giá thành sản xuất; nên mỗi năm đàn vịt nhà anh ước lỗ 400 triệu.
“Nếu như con gà có sức đề kháng yếu phải dùng nhiều thuốc, kháng sinh trong quá trình chăn nuôi; thì con vịt lại rất khỏe, gần như không cần đến kháng sinh. Hơn thế, môi trường nuôi sạch, ăn sạch, ở sạch, uống sạch giúp cho quả trứng vịt ở đây rất chất lượng; tuy nhiên tiêu thụ còn nhiều khó khăn. Dù đã có thương hiệu, nhãn mác nhưng khi đóng gói như thế; sẽ đội giá mỗi quả trứng lên 200 đồng. Trong khi đó xuất hàng vào siêu thị họ không chốt giá; không chốt số lượng, không làm hợp đồng mà chỉ là ký gửi, không bán được sẽ trả lại.
Cần nhất bây giờ là có doanh nghiệp đến ký hợp đồng bao tiêu ổn định
“Như trước đây, đất sản xuất chúng tôi thuê của xã hợp đồng ký 5 năm/lần; nhưng hiện nay chỉ được 1 năm/lần; đã thế giá lại cao tới 1 triệu đồng/sào/năm ;dù nếu chúng tôi bỏ ra không thuê cũng chỉ là ruộng hoang. Quả trứng chúng tôi sản xuất ra có chất lượng trong khi nhiều người tiêu dùng cứ thấy rẻ là mua; còn không quan tâm đến bên trong lớp vỏ đó có những chất gì, có được nuôi kiểu sạch không. Bởi thế, điều chúng tôi cần nhất bây giờ là có doanh nghiệp đến ký hợp đồng bao tiêu ổn định; theo thời hạn cỡ 6 tháng, 1 năm để có thể yên tâm mà sản xuất”, anh nói.
Cũng ở quy mô lớn không kém gì anh Trẻo, anh Đào Quang Vĩ đang nuôi 15.000 gà đẻ và gà hậu bị; mỗi ngày xuất ra 6.000 quả trứng. Đây là lần thứ hai anh vay vốn từ quỹ khuyến nông thành phố; mỗi lần được 500 triệu. “Vốn vay lãi suất thấp nhưng giải ngân theo đợt, trả xong là bị hẫng khó vay lại ngay; mà phải chờ đợi vài tháng nên để thuận tiện hơn cho người vay thì phải cải thiện điều này cũng như tăng thời gian vay; hạn mức vay tối đa lên”.
Mong mỏi của ông Giám đốc HTX
Còn các hộ sản xuất ở quy mô vừa thì sao? Anh Đào Quang Tư vừa rồi đã là lần 3 vay từ quỹ khuyến nông thành phố (số tiền 400 triệu); trong đó đã trả được 2 lần. Hiện thời gian vay được 2 năm, mức vay tối đa được 500 triệu/hộ lãi suất 6%/năm; với điều kiện vay lần sau phải tăng quy mô sản xuất hơn so với lần trước là tương đối phù hợp cho anh. Với 2.000 con vịt đẻ, 2 lò ấp trứng để làm trứng vịt lộn, 7,5 mẫu ao thả cá mỗi năm anh lãi trên 300 triệu, tiết kiệm được cỡ 250 triệu.
Với thủy sản, thức ăn công nghiệp chỉ chiếm phần nhỏ còn lại phần chính là ngô hạt ngâm, thóc ngâm nhú mầm, bã bia nên chất lượng sản phẩm rất tốt. Năm nay do tình hình dịch Covid kéo dài, giá các loại nông sản làm ra có rẻ hơn như cá trắm cỏ trước bán 55.000đ/kg giờ 47.000đ/kg, cá chép trước bán 50.000đ/kg giờ 42.000đ/kg, cá trôi trước bán 30.000đ/kg giờ còn 24.000đ, cá mè trước bán 20.000đ/kg giờ còn 16.000đ/kg. Nếu không có quỹ khuyến nông thành phố những hộ như anh Tư chắc sẽ liêu xiêu.
Nguồn: Nongnghiep.vn