Bí quyết nhằm kiểm soát các bệnh thường gặp ở chim cút hiệu quả
Mô hình nuôi chim cút đang ngày càng phổ biến hiện nay. Nhiều hộ gia đình đã lựa chọn việc phát triển gia đình bằng cách nuôi chim cút. Đây là loại gia cầm mang lại thu nhập tốt nhất so với các loại gia cầm khác. Tuy nhiên, dù là loại gia cầm nào thì vẫn xuất hiện các loại bệnh thường gặp, chim cút cũng không ngoại lệ. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết được bí quyết giúp kiểm soát các bệnh thường gặp ở chim cút hiệu quả.
Tùy vào từng giai đoạn phát triển của chim cút mà chúng sẽ mắc những căn bệnh khác nhau. Điều quan trọng nhất đó là phát hiện bệnh sớm để điều trị, tránh lây lan sang cả bầy đàn. Một số bệnh thường gặp ở chim cút như: bệnh cầu trùng, mô lông, thương hàn…
Các loại bệnh thường gặp ở chim cút phổ biến hiện nay
Bệnh cầu trùng
Bệnh cầu trùng là một loại bệnh do một loại ký sinh trùng hình cầu gây ra. Con đường chính dẫn đến loại chim cút bị mắc bệnh chủ yếu do thức ăn, nước uống. Thành phần bên trong nước uống hoặc thức ăn có cầu trùng trú ẩn. Bên cạnh đó, nguyên nhân cũng có thể do ruồi, chuột bọ mang mầm bệnh từ nơi khác đến.
Triệu chứng điển hình của bệnh cầu trùng chính là chim đi phân nhão và có lẫn máu tươi. Nếu bị nặng sẽ thường rơi vào nhóm chim cút 5-15 ngày tuổi, hay còn gọi là cút giống. Ở trong giai đoạn 5-15 ngày tuổi, sức đề kháng của chim cút còn rất yếu, nếu bị mắc bệnh thì nguy cơ cút giống bị chết. Nếu không thì cơ thể yếu, khó phát triển. Những loài chim cút trưởng thành và sinh sản thì cũng có nguy cơ bị mắc bệnh cầu trùng. Thế nhưng khi mắc bệnh thì thiệt hại cũng có thể được hạn chế tốt hơn.
Bệnh Newcastle
Bệnh Newcastle là một loại bệnh ảnh hưởng do virus gây ra. Triệu chứng của bệnh rất phổ biến. Khi mắc bệnh, chim cút thường có dấu hiệu kém ăn, xù lông, nghẹo cổ, xã cánh, liệt chân, phân lỏng màu xanh đến trắng. Ngoài ra, bệnh này sẽ thường xảy ra ở chim cút đẻ.
Hậu quả lớn nhất đó là chim chết nhiều, tỷ lệ trứng thu hoạch bị giảm. Đồng thời, chất lượng trứng cũng bị ảnh hưởng, quả trứng đẻ ra thường vỏ mỏng hoặc vỡ. Phần màu trứng trông sẽ không đẹp và nhỏ.
Quan trọng nhất đó là bệnh sẽ phát hiển theo 3 thể: thể phát nhanh, thể cấp tính và thể mãn tính. Mặc dù, hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho bệnh Newcastle ở chim cút. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng pháp phòng bệnh một cách mạnh mẽ nhất để làm sao tránh cho chim cút không bị mắc bệnh. Điều quan trọng nhất chính là chuồng trại và thức ăn sạch sẽ
Bệnh thường gặp ở chim cút nhất là Crd
Bệnh Crd là một loại bệnh hen đường hô hấp mãn tính. Đây là bệnh do vi khuẩn Mycoplasma gây ra. Nếu bị nhiễm bệnh chim cút sẽ thường có biểu hiện, ủ rũ, xù lông, khó thở, chảy nước mũi, kêu to. Với chim cút đẻ trứng thì tỷ lệ trứng sẽ bị giảm mạnh. Căn bệnh Crd chủ yếu lây qua đường hô hấp. Do đó, khả năng lây lan bầy đàn là rất lớn. Chim cút khỏe mạnh tiếp xúc với dịch hô hấp của chim cút bị mắc bệnh cũng sẽ mắc bệnh.
Một nguyên nhân chiếm tỷ lệ ít nhưng lại là nguy cơ gây bệnh đối với cút con đó là vỏ trứng đẻ ra mang mầm bệnh. Những con chim cút nhỏ khi nở ra bị nhiễm mầm bệnh từ vỏ trứng do tiếp xúc. Khi bị Crd, chim cút thường bị nhiễm E.coli kế phát làm cho tình trạng bệnh dịch của cả đàn chim cút càng trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời, gây thiệt hại nặng nề hơn do dịch chồng dịch.
Bệnh thương hàn
Bệnh thương hàn ở chim cút là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Bệnh này xuất hiện do vi khuẩn Samonellosis gây ra và bệnh chủ yếu lây qua đường tiêu hóa. Những con chim cút bị thương hàn thường có biểu hiện đứng ủ rũ, mắt lim dim phân loãng và trắng, cánh bị xã, tỷ lệ chết nhiều. Nếu xảy ra ở cút con thì phân có dính máu tươi. Ở cút đẻ thì tỷ lệ trứng giảm 10-30%, đầu trứng nhọn, vỏ mềm.
Nếu phát hiện chim cút bị mắc bệnh thì các chủ trang trại phải lập tức kháng sinh. Nhiều người thường sử dụng một số biện pháp chữa theo truyền thống. Điều này vừa không giúp điều trị khỏi bệnh mà còn gây ra một số bệnh khác. Nếu là do vi khuẩn gây bệnh thì gần như 100% sẽ sử dụng kháng sinh. Thậm chí là có thể kháng sinh liều cao.
Việc sử dụng kháng sinh sẽ giúp cho chim cút hạn chế được dịch bệnh. Tuy nhiên, con chim khi sử dụng kháng sinh nhiều thì bản thân nó cũng không còn khỏe như khi chưa phải dùng thuốc. Do đó, năng suất chăn nuôi cũng vì thế mà bị giảm.
Kinh nghiệm kiểm soát dịch bệnh thường gặp ở chim cút mà không dùng đến kháng sinh
Thực trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi tràn lan là vô cùng phổ biến. Chính phủ đã và đang đưa ra những biện pháp để giảm thiểu và dần tới loại bỏ kháng sinh trong chăn nuôi. Do đó, những giải pháp nào cho các nhà chăn nuôi khi kháng sinh không còn được sử dụng?
Theo những kinh nghiệm của một số trang trại nuôi chim cút thì họ sẽ sử dụng loại sản phẩm mới. Đây là sản phẩm có chứa thành phần từ vách tế bào lợi khuẩn Lactobacilus Rhamnosus. Nhà sản xuất sản phẩm này cho biết, vách tế bào này hoạt động như một loại kháng nguyên kích thích. Do đó, hệ miễn dịch của chim cút sẽ được sản sinh ra để kháng thể. Chị Lưu Thị Ngàn ở xóm 4 Bắc, xã Kim Nỗ, Đông Anh, Hà Nội đã sử dụng sản phẩm có chứa vách tế bào Lactobacillus Rhamnosus bằng cách pha vào nước cho uống hàng ngày.
Chi phí cho sản phẩm này khá rẻ, chưa đến 10.000đ/ngày cho 9.000 con chim cút đẻ. Đồng thời, đàn chim cút của chị không phải sử dụng bất kỳ một loại thuốc kháng sinh nào cho đến khi xuất chuồng. Bên cạnh đó, số lượng chim khỏe, tỷ lệ trứng đạt, đều và thời gian thải cũng kéo dài hơn.
Cục chăn nuôi cũng đã đưa định hướng sử dụng công nghệ sinh học vào trong chăn nuôi. Định hướng năm 2020-2030 sẽ tập trung, ưu tiên và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao này. Mục đích để tạo ra các chế phẩm sinh học nhằm thay thế kháng sinh. Trong đó công nghệ sản xuất vách tế bào lợi khuẩn là một hướng đi đang được chính phủ đặc biệt quan tâm.
Nguồn: Nhachannuoi.vn