Cách chăm sóc gà chọi tơ sau nửa năm
Hướng dẫn Cách Nuôi Gà chọi Tơ từ nửa năm tới 1 năm tuổi . Ngay tại thời gian gà con bắt đầu sang giai đoạn tập gáy; và dần tăng trưởng hoàn thiện. Để có được một gà chọi xuất chúng; bạn cần phải nuôi nấng và chăm sóc chú chiến kê của của mình bằng một chế độ ăn uống và luyện tập thật khoa học và bài bản.
Khi gà tơ bắt đầu sang sáu tháng tuổi thì sẽ tới giai đoạn tập gáy. Đặc biệt sẽ có một vài con sẽ sớm tăng trưởng nhanh; nên 4 tới 5 tháng tuổi là đã bắt đầu tập gáy ; việc bắt đầu gáy sớm hay muộn sẽ không làm tác động xấu tới trạng gà chọi về sau ; sẽ có những con gà tơ gáy sớm lúc số cân mới đạt 2 kilogam; nhưng khi lớn khô lông vẫn có gần 3 kilogam
Khi này gà chọi tơ sẽ có tình trangj phân đàn; chúng ta nên tách đàn ra; chăm mỗi con một chỗ; tránh tình trạng phân đàn có thể làm hư gà; hoặc ít nhất cũng làm chán bộ lông tơ đang mọc.
Cách chăm sóc gà chọi tơ sau nửa năm
Chế độ dinh dưỡng giúp gà chọi non mau lớn
Khi nhốt riêng vào chế độ, thời gian này gà tơ đang còn thay lông để trưởng thành; cần rất nhiều dưỡng chất để gà tăng trưởng đầy đủ; một ngày nên cho gà ăn bốn bữa như sau:
- 8h sáng: Cho gà ăn thóc
- 12h trưa: Cho ăn rau hoặc mồi ( tuần cho ăn 3 bữa mồi, 3 bữa rau xen kẽ)
- 4h chiều: Tiếp tục cho gà con ăn thóc
- 8h tối: cho ăn thóc bữa cuối ngày
Lưu ý khi cho gà ăn; không để thức ăn thừa; sẽ làm mất vệ sinh và khiến cho gà chọi chán i ăn vì ngán. Mỗi bữa chỉ cần cho ăn 3/4 bầu diều; thì gà chọi sẽ sức đề kháng cao và mau lớn. Tuyệt đối không nên để gà tơ ăn quá no; vì việc này sẽ làm gà lười vận động và chậm chạp.
Nước uống phải thay hàng ngày; thời gian này hãy lưu ý thời gian cho gà ăn và uống nước vào buổi tối ( 8h tối).
Nếu nuôi làm theo mọi chế độ và cho ăn đúng lượng cần thì sau 1 tháng gà sẽ thay lông; khi nâng gà chọi lên ta thấy chắc chắn; như sắt dù chưa vần vỗ.
Cách nuôi gà tơ đạt 8 tháng tuổi mau cự
Khi gà đá đạt 8 tháng tuổi cũng là lúc vừa khô lông. Ta đem gà mở mỏ với một con cùng trạng và cùng non tơ như nhau, chấm chân nếu ưng.
Việc cắt tai tích được thực hiện như sau: Ta dùng dao hoặc kéo vệ sinh sạch sẽ, thường cắt ngay sau khi vần mở mỏ để cho gà đỡ cảm giác đau sốc và giãy dụa. Sau đó dùng 2 đầu ngón tay day mạnh dần vào vị trí tai cần cắt sau đó dùng kéo hoặc dao cắt sạch.
Việc cắt tai tích nên chú trọng vào cắt sạch không đẻ sót, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ cắt tránh nhiễm trùng và khâu lại cho đẹp, tránh tình trạng sợ gà con bị đau nên không cắt tới nơi tới chốn rồi phải cắt lại.
Sau khi cắt tai tích, khoảng 20 ngày – 1 tháng là tai hoàn toàn bình phục có thể vần chế độ gà chiến.
Tỉa lông – cách giúp gà tơ mọc lông nhanh và đẹp
Các vị trí lông mọc cuối cùng là lông cườm ( lông chạy dọc cổ gà), nếu vạch lông cườm mà thấy chân lông đã khô nhỏ lại ta tiến hành cắt tỉa lông. Không được nhổ lông vì khi mất chân lông gà con sẽ mọc lại lông trong rất nham nhở.
- Tỉa lông đầu cổ: Tỉa từ đốt xương cổ đầu tiên trở xuống cho đến vị trí lông cườm cuối cùng.
- Tỉa lông vị trí nách và hông: Khi làm nước, sư kê sẽ lau hông gà và nách non gà để giúp gà bớt thở, khi thi đấu, nếu gà bị nóng không thoát được nhiệt sẽ dễ bị xì, khó di chuyển lối, chậm chân xoay và chỉ đứng thở vì quá mệt.
- Tỉa lông đùi: tỉa lông bên trong đùi non, phần đùi tiếp giáp với hông ( giữ lại 5-6cm tính từ gối lên)
- Tỉa lông bụng gà: Phần lông từ sau đùi đến phao câu cần được tỉa để làm nước hạ nhiệt nhanh.
Sau khi tuyển chọn, chấm chân, cắt tai tích và tỉa lông cho gà, chúng ta có thể vào chế độ vần vỗ, om chườm để chú gà mộc trở thành một chiến kê thực sự.
Nguồn: Dagatructuyen.com