Candida, hay còn gọi là nấm, là do nấm men Candida albicans , và nó ảnh hưởng đến miệng, cắt, mề, hoặc thông hơi của nhiều loại chim, bao gồm gà. Các mảng dày màu trắng hình thành bên trong cây trồng hoặc trên da khu vực lỗ thông của gà bị bệnh nấm candida. Trong một số trường hợp, các vết loét có thể phát triển ở niêm mạc của mề. Bệnh nấm này vô cùng nguy hiểm cho gà đặc biệt là gà chọi.
Dụng cụ cấp nước hoặc nước bẩn là những nơi tuyệt vời để nấm men phát triển. Sử dụng kháng sinh lâu dài cũng khuyến khích nhiễm trùng nấm men. Bệnh nấm Candida không lây giữa các loài chim, nhưng một số loài chim sống trong cùng một môi trường bẩn thỉu hoặc tiếp xúc với thuốc kháng sinh trong thức ăn hoặc nước uống có thể bị ảnh hưởng cùng một lúc. Đó chính là bệnh nấm mà gà chọi hay gặp phải. Muốn biết thông tin đầy đủ, các bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Thông tin về bệnh nấm mốc ở chọi
Bệnh nấm mốc ở gà là một trong những căn bệnh khiến cho gà thường bị ngứa ngáy, khó chịu, làm già yếu dần, chậm lớn, không sung mãn. Vậy phải làm thế nào để có thể chữa được nấm mốc ở gà thật hiệu quả.
Để có thể đưa ra được những câu hỏi: Làm như thế để có thể chữa khỏi nấm mốc ở gà chọi, thì chúng ta cần biết những tiêu điểm sau:
+ Nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm mốc ở gà chọi
+ Phương pháp để phòng bệnh.
+ Cách chữa bệnh nấm mốc cho gà chọi.
Hôm nay, tôi và bạn cùng tìm hiểu những tiêu điểm trên để có được một phương thức chăm sóc cho gà chọi một cách tốt nhất.
Nguyên nhân gây ra bệnh mốc ở gà chọi
– Thứ 1: Con gà được nuôi ở chỗ ẩm thấp, thiếu ánh nắng dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
– Thứ 2: Con gà sau khi xoay xổ, vần tập hay đi đá độ về thường được chăm sóc qua loa và làm vệ sinh không kỹ càng dễ tạo cho con gà bị nấm da (mốc trắng) hay bị lác đồng tiền xuất hiện trên da vài ngày hay 1 tuần sau đó khi gà bắt đầu bóc tang.
Phương pháp phòng bệnh cho gà chọi
– Sau khi làm nước cho gà sau trận đấu, gà cần được lau cho khô. Dùng rượu có nồng độ cồn cao (40 độ) phun khắp người gà và lấy khăn sạch lau khô. Sau đó phơi nắng cho gà khô hoặc lấy máy sấy tóc thổi cho bộ lông và con gà được khô đi.
– Tránh rửa nước muối, nếu phải rửa cho gà bằng nước muối thì phải lau cho gà khô đi, sau đó phơi nắng cho khô hay dùng máy sấy tóc thổi cho con gà hoàn toàn khô lông và thân mình trước khi cho vào chuồng.
Cách chữa bệnh nấm mốc ở gà chọi theo phương pháp dân gian
Thành phần:
+ Rượu Vodkaka hoặc rượu trắng nặng độ (40 độ trở lên) , 0,5 lit
+ Quế vỏ 0,2kg
+ Củ nghệ vàng 0,1 kg
+ Củ gừng 0,1kgLiều lượng cách dùng;
+ 2 vỏ quả măng cụt (không có cũng được)
Ngâm 1 tháng rồi dùng chổi lông quét; (hoặc thấm vào giẻ sạch rồi lau ) lên chỗ mốc 2 ngày làm 1 lần; vừa đỏ da gà vừa chống muỗi vừa làm cho da dày lên; làm sạch mặt da; kháng khuẩn vừa dưỡng da; có thể dùng thuốc này dưỡng quanh năm; ít phải dùng nước chè để om mà gà vẫn có khả năng sung mãn bền bỉ nhưng khi gà đã hết mốc lác thì chỉ nên dùng 1 tuần / 1 lần; đặc biệt không dùng khi gà yếu nhược do thuốc này rất nóng. Như vậy là bạn đã biết một cách chữa mốc cho gà chọi khá hữu hiệu rồi.
Nguồn: Gadaviet.com