Chim bồ câu căn nhổ lông nha? Cách chữa trị thế nào?
Trong quá trình chăn nuôi chim bồ câu, người chăn nuôi có thể dễ dàng nhìn thấy hiện tượng chúng cắn mổ và nhổ lông của nhau. Nếu không thường xuyên nhìn thấy và không có hiểu biết nhất định, thì có thể vấn đề này trong suy nghĩ mọi người chỉ là một loại bản năng của gia cầm. Nhưng thật ra, đây là một căn bệnh. Tuy việc nhổ lông không gây nguy hiểm gì nên chúng nhưng bệnh này có thể biến tướng và phát triển thành việc cắn thủng phao câu nhau, gây ra những tổn hại nghiêm trọng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về căn bệnh kì quái này nhé!
Nguyên nhân bồ câu lại cắn mổ lông của nhau?
Trong chăn nuôi bồ câu, hầu như bà con nuôi đàn bồ câu nào cũng sẽ bị mắc bệnh; ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Vậy, tại sao bồ câu lại cắn mổ lông nhau? Ở vấn đề này thì chính các chuyên gia nghiên cứu khoa học nông nghiệp cũng chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác.
Bởi vì có rất nhiều nguyên nhân khiến đàn bồ câubùng phát hiện tượng mổ lông nhau này; trong đó phải kể đến 1 số nguyên nhân chính sau:
- Bản năng sinh tồn của bồ câu – Chúng luôn muốn tranh chấp vị trí thứ bậc trong đàn. Cũng giống như con người, luôn muốn làm đàn anh đàn chị để được nhiều “lợi ích” hơn. Đây đã là bản năng của bồ câu, nên hầu như bà con nuôi đàn nào cũng sẽ xảy ra hiện tượng cắn mổ nhau.
- Mật độ – nuôi bồ câu quá đông khiến bồ câu bị stress; giống như con người sống ở thành phố đông đúc sẽ luôn cảm thấy bức bối hơn so với sống thanh bình chốn thôn quê.
- Thời tiết quá nóng, quá lạnh cũng khiến bồ câu bị stress, mà khi bị stress; bồ câu sẽ rất hay đánh nhau để giải tỏa cảm xúc giống như con người.
- Thiếu chất – thiếu dinh dưỡng do thức ăn không đủ nhu cầu phát triển; trong từng giai đoạn của bồ câu nên sẽ tự tìm kiếm thêm thức ăn xung quanh.
Nguyên nhân dinh dưỡng
Thèm rau xanh và chất xơ trong giai đoạn bồ câu mọc lông ống. Đây là một nguyên nhân khiến bệnh bùng phát mạnh nhất, vì ở giai đoạn mọc lông ống này; bồ câu cần rất nhiều chất, đặc biệt là đạm, khoáng và rau xanh (chất xơ); để cơ thể bồ câu có đủ chất để tổng hợp phát triển ra bộ lông bên ngoài. Vì vậy nếu chúng ta không cung cấp đủ thì tất nhiên bồ câu sẽ tự đi tìm thứ khác để ăn bổ sung thêm.
Và tất nhiên, chính những chiếc “lông máu” đang mọc lún phún của những con chim bồ câu; bên cạnh lại là nguồn thức ăn bổ béo và thơm ngon nhất bây giờ. Và hiển nhiên là chúng sẽ ăn lông nhau, và từ đây thói quen ăn lông; được hình thành, vì với chúng lúc này thì lông của thằng bên cạnh; đã được liệt vào danh sách “những món ăn thú vị nhất trên đời”.
Nguyên nhân về mùi
Thích mùi tanh: Tôm- tép- giun- dế đều là thức ăn mà bồ câu luôn ưa thích; chúng không cần biết ăn vào có phải đi gặp ông địa hay là không; hễ cứ thấy là sẽ tranh nhau ăn như cháo thí. Tại sao bồ câu lại thích những thứ này? Đơn giản thôi, vì chúng có mùi tanh, và máu cùng những vết thương hở cũng vậy; chúng có sức hấp dẫn rất đặc biệt đối với bồ câu .
Nguyên nhân màu sắc
Thích màu đỏ – chim bồ câu là loài động vật có tính tò mò thuộc loại kinh khủng nhất; chúng luôn muốn tìm hiểu mọi thứ bằng cái mỏ của mình; nhất là những thứ nhỏ nhỏ, xinh xinh hoặc những vật mà có màu đỏ; thì chúng càng không thể cưỡng lại được.
Chính vì thế, chỉ cần một con bồ câu trong đàn bị chảy máu, cả đàn sẽ xúm lại “thưởng thức”; và bày tỏ sở thích khám phá của mình. Chúng sẽ tập trung mổ, càng mổ lại càng thấy hương vị tanh tanh ngon ngon vô cùng hấp dẫn. Mặc kệ cái thứ đang mổ là ông bạn đồng loại cùng nhà với mình; cả đàn sẽ tập trung ăn uống ông bạn xấu số này cho đến khi… chết.
Nguyên nhân xúc giác
“Ngứa” – đây cũng là một nguyên nhân khiến bồ câu mổ lông nhau nhiều. Bồ câu ngứa toàn thân do rận mạt, ngứa toàn thân do giun, sán. Nguyên nhân thì không gì khác là do “ăn ở” mất vệ sinh.
Trị bệnh bồ câu mổ lông nhau
Bệnh chim bồ câu mổ lông nhau nên sẽ không có một phương pháp nào chữa trị một cách dứt điểm cả. Mà việc chúng ta phải làm là áp dụng nhiều cách để tạo ra một công thức; tổng hợp tối ưu nhất khiến lũ bồ câu không còn cắn mổ lông nhau được nữa.
Phương pháp tổng hợp
Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại – Cách tốt nhất là nuôi trên sân cát, vừa tránh giận, mạt; vừa dễ quét dọn lông lá rơi rụng, lại phòng chống tối đa bệnh cầu trùng. Mà khi đó chi phí cát cũng khá rẻ, cát cũng làm bồ câu có chỗ chơi, tránh bị Stress rất tốt.
Ngủ trên cao cũng giúp chim bồ câu ít bị mắc bệnh hơn do không bị lạnh chân. Lông mượt hơn vì không con nào nằm lên con nào, đảm bảo độ thông thoáng. Bà con có thể tham khảo bài viết hướng dẫn cách làm chuồng bồ câu; để xem chiếc sạp đầy đủ tiêu chí “ngon- bổ- rẻ” này nhé!
Vì bồ câu mổ lông nhau là căn bệnh khó chữa, không có thuốc đặc trị nên chúng ta cần áp dụng tất cả; để điều trị dứt điểm cũng như giúp bồ câu mau lớn hơn trong cả quá trình chăn nuôi.
Hãy luôn nhớ: “chim bồ câu cũng gần giống như người, cho chúng sống trong một môi trường sạch sẽ; thì chúng sẽ khỏe mạnh và nếu để chúng sống cạnh bãi phân bãi rác thì hẳn sẽ sinh ra bệnh tật. Nuôi bồ câu không hề khó, chỉ là chúng ta còn chưa biết một vài kinh nghiệm nào đó mà thôi !”
Nguồn: Tinphat.vn