Một trong số những dịch bệnh có tính lây lan tốc độ nhanh đến chóng mặt và tỉ lệ cá thể chết khi mắc phải là rất cao, trong chăn nuôi gia cầm đó chính là bệnh viêm gan ở vịt. Nhiều người chăn nuôi vẫn luôn thấy ám ảnh vì mức độ nguy hiểm và thiệt hại của loại dịch bệnh này mang lại. Cụ thể là cá thể nhiễm viêm gan có tỉ lệ chết lên tới 100% nếu phát hiện muộn hoặc chữa trị không kịp thời. Có thể nói rằng, đây chính là loại bệnh nguy hiểm thứ hai sau các loại cúm gia cầm như H5N1 hay H1N1. Trong nông nghiệp, người ta vẫn thường ví bệnh viêm gan ở vịt chính là một loại cúm gia cầm mà không lây lan sang người. Vậy nguyên nhân loại bệnh này là từ đâu và hậu quả là gì mà khiếm người chăn nuôi phải dè chừng đến vậy?
Dịch tễ học
- Năm 1945 Levine và Hofstad mô tả một loại bệnh cấp tính; xảy ra ở vịt con với bệnh tích đặc trưng gan bị sưng to, xuất huyết. Đặc trưng của bệnh là gây chết vịt con 1 tuần tuổi rất nhanh sau khi có triệu chứng.
- Bệnh được ghi nhận khắp nơi trên thế giới.
- Ở Việt Nam bệnh được Trần Minh Châu và cộng sự ghi nhận năm 1978. Từ đó đến nay, bệnh thường xuyên xảy ra gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi thủy cầm.
- Ở vịt con 1 – 3 tuần tuổi, bệnh xảy ra ác liệt với tỷ lệ chết cao từ 50 – 95%; có khi tới 100%, tỷ lệ chết thấp hơn ở vịt con từ 4 – 5 tuần tuổi.
- Trong tự nhiên, bệnh lây lan qua thức ăn, nước uống, và chất bài xuất của vịt bệnh; thông qua không khí, vịt con cũng có thể mắc bệnh.
- Các nguyên nhân gián tiếp lây truyền virus như con người, dụng cụ chăn nuôi, máy ấp trứng.
- Trong ổ dịch lưu cữu, vịt bệnh, vịt khỏi bệnh mang trùng chính là nguyên nhân trực tiếp làm dịch phát sinh. Thời gian mang trùng của vịt từ 8 – 10 tuần.
- Ngan, ngỗng và một số loài chim hoang dã mang virus, đào thải virus theo phân vào nguồn nước làm lan truyền bệnh.
Cơ chế gây bệnh của virus
- Sau khi xâm nhập, virus vào máu tới các cơ quan phủ tạng trong cơ thể của vịt; đặc biệt là gan vì đây là cơ quan đích của virus.
- Lúc này, quá trình trao đổi chất ở gan bị rối loạn, lượng glucogen trong gan giảm thấp; lượng lipid tăng cao do quá trình trao đổi cholesterol bị đình trệ.
- Sức đề kháng của vịt con bị giảm sút.
- Virus gây bệnh viêm gan ở vịt tấn công và phá hoại tế bào gan; tế bào nội mô huyết quản gây hoại tử, xuất huyết đặc trưng.
- Do tổ chức gan bị phá hủy, chức năng gan bị suy yếu, không còn chức năng giải độc; làm chất độc của quá trình trao đổi chất tích tụ lại, con vật bị chết vì chứng ngộ độc.
Triệu chứng bệnh viêm gan ở vịt
- Thời gian nung bệnh từ 2 – 4 ngày, bệnh xảy ra đột ngột, lúc đầu chỉ thấy một vài con; khi vận động rớt lại sau đàn nhưng trong một thời gian ngắn sau đó bệnh xảy ra ồ ạt.
- Vịt vận động ít lại, buồn ngủ, bỏ ăn, xã cánh, một số có triệu chứng bị tiêu chảy.
- Niêm mạc xanh tím, vịt bị co giật, nằm la liệt, nghiêng sườn hoặc nằm ngửa; chân duỗi thẳng, đầu nghẹo sang bên sườn hoặc lên lưng (tư thế Opisthotonus).
- Vịt co giật rồi chết nhanh, có khi chỉ 2 – 3 giờ kể từ khi phát bệnh.
- Cũng có trường hợp vịt chết mà không có dấu hiệu bệnh viêm gan ở vịt rõ rệt.
- Trường hợp bệnh kéo dài, có thể kế phát với vi khuẩn Salmonella; vịt bệnh thể hiện ủ rũ cao độ và tiêu chảy.
- Vịt chết có tư tế đặc biệt (opisthotonus).
Bệnh tích
- Gan viêm, sưng, xuất huyết, nhũn, dã nát khi ấn nhẹ.
- Trên bề mặt gan xuất huyết lan rộng, không có ranh giới. Các nốt xuất huyết bằng đầu đinh ghim, màu đỏ, đôi khi nhỏ li ti lan tràn khắp bề mặt gan.
- Bên cạnh các điểm xuất huyết, quan sát thấy những đám tụ máu đỏ hoặc những đám màu vàng nhạt do tổ chức gan bị thoái hóa.
- Cơ tim nhợt nhạt, mang bao tim và túi khí bị viêm.
- Thận sưng to, tụ huyết.
- Lách sưng.
- Trường hợp bệnh kế phát do nhiễm Salmonella thấy gan có thêm những điểm hoại tử lấm tấm màu vàng xám.
Biện pháp phòng bệnh
- Phun sát trùng, tẩy uế chuồng trại định kỳ.
- Nhập giống từ những đàn bố mẹ khỏe mạnh, cơ sở ấp nở uy tín.
- Tiêm phòng cho vịt trước khi nhập đàn về nuôi.
- Định kỳ lấy mẫu máu vịt kiểm tra giám sát mầm bệnh lưu hành trong chuồng trại.
- Thực hiện chăn nuôi cùng vào cùng ra, giữa các lứa vịt cần vệ sinh dọn dẹp chuồng trại và để trống chuồng ít nhất 2 – 4 tuần.
- Các trang trại giống cần trang bị thiết bị PCR Pockit để xét nghiệm nhanh bệnh trên vịt do virus; vi khuẩn gây ra để sàng lọc và cung cấp những con giống khỏe mạnh cho người chăn nuôi.
Cách chữa bệnh viêm gan ở vịt
Sử dụng kháng huyết thanh để điều trị khi vịt mắc bệnh, tiêm bắp với liều 0.5ml/con. Bà con nên kịp thời phát hiện ra bệnh lí của vịt, sau đó hãy báo với thú y địa phương để được kịp thời tư vấn các biện pháp chữa trị kịp thời, an toàn và hiệu quả.
PHÒNG BỆNH
Thực hiện chăn nuôi trong điều kiện đảm bảo an toàn sinh học; kết hợp với tiêm phòng vacxin sẽ nâng cao khả năng phòng bệnh.
Vacxin Viêm gan vịt an toàn có thể tiêm phòng cho vịt, ngan ở mọi lứa tuổi. Nếu vịt con, ngan con nở ra từ trứng được đẻ ra từ vịt mẹ đã được phòng bệnh Viêm Gan vịt; thì tiến hành tiêm vacxin vào lúc 7-10 ngày tuổi; nếu vịt mẹ chưa được phòng bệnh thì phòng bệnh cho vịt con, ngan con ngay lúc mới nở.
Khi sử dụng vacxin tiến hành pha vacxin đông khô tan đều trong nước sinh lý vô trùng; nước cất hoặc dung dịch chuyên dụng theo liều ghi trên nhãn đảm bảo một liều/con tương đương 0,1 ml.
Vacxin Viêm gan vịt được đưa vào cơ thể con vật qua đường miệng, mắt hoặc qua đường tiêm. Vịt mới nở thì cho uống hoặc nhỏ mắt 0,1 ml/con, ngoài ra có thể tiêm dưới da; hoặc tiêm bắp cho vịt lớn hơn với liều 0,1 ml/con.
Nguồn: Happyvet.vn