Hoảng hốt khi biết những nguy hiểm của bệnh lơcô ở gà
Một trường hợp hiếm gặp của bệnh leucosis dòng tủy được chẩn đoán dựa trên các tổn thương mô bệnh học và tổng thể đặc trưng ở một con gà thả vườn đã được đưa cho Khoa Bệnh học, Đại học Thú y, Korutla kiểm tra sau khi giết mổ. Nhìn chung, nhiều nốt sần màu kem, mềm, bở, có kích thước khác nhau đã được nhận thấy ở bề mặt bên trong của xương sườn, xương ức, ở đường tiếp giáp giữa xương sườn, xương chậu, cột sống, xương sừng, trên bề mặt thanh mạc của phúc mạc, gan, phổi, túi khí, tim andkidneys. Phần cắt của nốt sần có màu xám đến trắng, mềm và có dạng hạt.
Gan và lá lách to ra, dễ vỡ và có màu xám vàng. Thận sưng to rõ rệt và có các khối u màu trắng đục đến trắng trên bề mặt. Kiểm tra mô bệnh học của các mô bị ảnh hưởng cho thấy sự tăng sinh rõ rệt trong mạch và ngoài mạch của các khối rắn của các tế bào tủy trưởng thành đồng nhất. Các tế bào khối u có một nhân lớn, tăng sắc độ, có mụn nước, đặt lệch tâm và các hạt tế bào chất ít bạch cầu ái toan.
Đó chỉ là một số biểu hiện ở bệnh này; nếu muốn biết chi tiết các bạn đọc ngay bài phía dưới nhé!
Bệnh lơcô – leucosis ở gà
Bệnh lơcô ở gà còn có tên khoa học là lymphoid leucosis. Bệnh Leucosis còn gọi là bệnh máu trắng bệnh truyền nhiễm của gà do virus nhóm cận Oncoviridae thuộc họ Retroviridae gây ra. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh Leucosis còn gọi là bệnh máu trắng bệnh truyền nhiễm của gà do virus nhóm cận …
Nguyên nhân gây bệnh lơcô ở gà
Bệnh Leucosis còn gọi là bệnh máu trắng bệnh truyền nhiễm của gà do virus nhóm cận Oncoviridae thuộc họ Retroviridae gây ra. Bệnh phát ở gà trên 4 tháng tuổi làm giảm đẻ, nhợt nhạt thiếu máu và có khối u.
Lây truyền bệnh
Virus Leuco truyền bệnh qua trứng là chính Virus từ gà mẹ truyền qua trứng tới gà con và lây trong bầy gà con giữa con bệnh và con khoẻ qua dãi rớt, phân, chất độn…Cũng có thể truyền lây do các loại vaccin “không sạch” khi trứng gà nhiễm bệnh. Thời gian ủ bệnh 3 tuần đến 9 tháng.
Triệu chứng, bệnh tích
Gà gầy, da nhợt, mào nhợt, ủ rũ, kém ăn, tiêu chảy, nhiều con bụng bị xệ bước đi giống hệt dáng đi của chim cánh cụt. Khi các khối u trong nội tạng to ra có thể sờ thấy, thường là mãn tính, có trường hợp cấp tính gà chết nhanh.
Bệnh có các dạng:
-Lymphoid leucosis còn gọi là bệnh gan to gan có khối u đặc trưng, gan to gấp 4-5 lần bình thường, mặt xù xì như kê hoặc gan to gấp 1,5-2 lần, trên gan có các khối u màu trắng. Hệ lâm ba, thận, lách, ruột, túi fabricius đều có khối u phát triển làm gà chết.
-Erithroblastosis hay còn gọi là máu trắng. Dạng này ít, thường ở gà trên 6 tháng, da nhợt nhạt có màu vàng bệnh ở những chỗ không có lông, tiêu chảy.
– Osteopetrosis còn gọi là bệnh chân to, 2 ống bàn chân gà sưng to xù xì không đều.
Ngoài ra, còn có một số dạng khác ít gặp làm gà chết lai rai 10-20%.
Chẩn đoán bệnh
Dựa vào việc phát hiện các khối u ở gan, quả tối, thận hoặc các tổ chức khác.
Phân biệt với bệnh Marek cũng có nhiều khối u,nhưng bệnh Marek phát triển ở cả gà con và gà lớn. Còn bệnh Leuco chỉ phát ra ở gà trên 4 tháng.
Phòng và trị bệnh
Phòng bệnh
Chọn những dòng gà có khả năng đề kháng với bệnh, không nuôi chung gà con với gà lớn, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt.
Chọn những dòng gà giống an toàn bệnh để bệnh không truyền qua trứng.
Các loai vaccin phải sản xuất từ trứng và phôi không có bệnh Leucosis.
Sát trùng chuồng trại bằng chloramin T 0,2% mỗi tuần 1 lần trong 10 phút.
Điều trị bệnh
Không có thuốc đặc trị bệnh này
-Dùng một trong các loại thuốc sau bồi dưỡng cơ thể, tăng cường vitamin đặc biệt là vitamin G.
-Dùng AD3 EC Hydrovit:
Gà dò: 15 ml/100 con.
Gà đẻ: 20 ml/100 con
Cho uống 3-5 ngày.
-Solminvit:
Gà thịt: 1 g/1 lít nước uống trong 3-7 ngày.
Gà đẻ: 0,5 g/1 lít nước uống trong 3-7 ngày.
-Vitamin c 5%: 0,5-1 ml tiêm bắp. Ngày 1 lần. Dùng 3 ngày.
-Multivit: 1ml /2-3 kg TT, tiêm bắp, tiêm dưới da 2-3 ngày.
Nguồn: Zaidap.com