Dạng cấp tính của loại cầu trùng manh tràng do Eimeria tenella gây ra. Dạng cấp tính ở ruột non do E.necatrix, E.brunetti gây ra. Dạng mãn tính do E.maxima, E.acervulina, E.mivati và E.paraecox gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm ở cả trang trại chăn nuôi gà và chăn nuôi gia cầm, nhất là vào mùa mưa, chuồng trại ẩm thấp, cho gà uống nước không đúng cách, nhiễm trùng thứ phát như tiêu chảy phân nước do vi rút truyền nhiễm, E.Coli và bệnh pullorum.
Một vài năm trở lại đây, căn bệnh này thường xuyên xảy ra ở những trang trại gà nhỏ lẻ, với quy trình chăm sóc và vệ sinh không đảm bảo. Và nó cũng diễn ra ở các hộ gia đình nuôi gà. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết cách xử lý căn bệnh này nên thường xuyên để tình trạng gà chết hàng đàn. Nó không chỉ gây ra tổn thất nặng nề cho hộ kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến việc tái đàn của các hộ kinh doanh gà.
Nguyên nhân gây ra bệnh cầu trùng ở gà
Bệnh cầu trùng ở gà do loại ký sinh trùng đơn bào gây ra, có nhiều loại cầu trùng gây bệnh trên gia súc gia cầm, giống cầu trùng gây bệnh trên gà là Eimeria. Có 11 loài Eimeria được phát hiện ở gà, trong đó có 5 loài gây thiệt hại đáng kể là :
– E.acervulina ký sinh ở tá tràng hồi tràng.
– E. maxima và E.necatrix ký sinh ở phần giửa ruột và bao noãn hoàng.
– E. brunetti và E.tenella ký sinh ở vùng thấp hơn ở ruột non.
– Cầu trùng có sức đề kháng cao với các chất sát trùng thông thường và điều kiện ngoại cảnh. Người ta thường sử dụng nhiệt độ cao để tiêu diệt cầu trùng.
– Gà mắc bệnh do ăn phải kén hợp tử (oocysts) có trong phân của gà bệnh hoặc gà khỏi bệnh thải
Triệu chứng của bệnh cầu trùng gà
Gà tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc cầu trùng, nhưng tuổi hay bị bệnh nhất là 2 – 3 tuần tuổi. Gà trưởng thành hay bị bệnh ở thể mãn tính.
Lúc đầu gà bỏ ăn, khát nước, lông xù, thường ngồi trên hai chân, đi lại loạng choạng.
Phân loãng, lúc đầu có màu xanh, sau đó có màu nâu có lẫn máu, đôi khi trong phân có nhiều máu. Lỗ huyệt bẩn do dính phân, cuối thời kỳ bệnh có thể bị liệt. Bệnh ở thể cấp tính gà thường chết nhanh sau 2 – 7 ngày, bệnh cũng có thể kéo dài, khỏi dần nhưng chậm.
Bệnh tích cảu bệnh cầu trùng gà
Mào, tích, cơ bắp nhợt nhạt. Mổ khám nếu là cầu trùng mang tràng thì thấy manh tràng ứ đầy máu, sưng to (xem hình). Nếu là cầu trùng ruột non thì tá tràng sưng to, ruột phình to từng đoạn, niêm mạc tá tràng viêm, trên bề mặt thấy các ổ tròn xám.
Điều trị bệnh cầu trùng gà
Chọn 1 trong các thuốc tẩy cầu trùng sau
– Vime – Anticoc: 1 gam/ 1 lít nước uống hoặc 5g/ 4kg thức ăn, liên tục 5 ngày.
– hoặc Vimecox SPE : 2g/ 10 kg thể trọng hoặc 2 g 3
trộn 0,5 kg thức ăn hoặc pha 1 lít nước uống, liên tục 5
ngày.
– hoặc Vicox – Toltra : Pha 1ml/ 1 lít nước uống, liên
tục 2 ngày.
– hoặc Dilacox : trộn 200g/1 tấn thức ăn.
– Hoặc Dilacox suspension: 4ml/1 lít nước hoặc
1ml/2,5 kg TT, uống 2 ngày liên tục.
* Khi điều trị nên bổ sung các loại vitamin: A, D, E, K, Se,
có thể dùng Vimix plus: 100g pha 60 lít nước hoặc
Elecamin: 1-2ml/ lít nước uống.
Phòng bệnh của bệnh cầu trùng ở gà
Trộn thuốc trong thức ăn, với liều phòng theo đợt, đợt 1: 1-2 tuần tuổi, đợt 2: 3-4 tuần tuổi, đợt 3: 7 tuần tuổi.
Không để nền chuồng ẩm ướt, dọn sạch phân và thường xuyên trộn vào thức ăn thuốc chống cầu trùng. Thuốc phòng và chữa cầu trùng cần thay đổi theo từng thời kỳ để tránh cầu trùng thích ứng với loại thuốc đó.
Chúng tôi vừa chia sẻ nguyên nhân, triệu chứng và cách trị bệnh cầu trùng ở gà, hy vọng bạn có thể áp dụng tốt khi gà bị bệnh.
Nguồn: Gadaviet.com