Phó thương hàn vịt – Người chăn nuôi cần hết sức đề phòng!
Phó thương hàn ở vịt hay còn gọi là bệnh Salmonellosis là một trong nhưng căn nguyên của việc hiệu suất chăn thấp và rủi ro kinh tế cao cho người chăn nuôi gia cầm cụ thể là chăn nuôi vịt số lượng lớn. Đây là loại bệnh do chính virus cùng tên gây nên. Chúng tiếp cận và lây nhiễm vịt ở mọi lứa tuổi, từ 3 đến 15 ngày tuổi và thậm chí là ở cả vịt trưởng thành lẫn vịt đẻ đã có sức đề kháng cao. Nguy hiểm hơn, loại bệnh này còn có thể truyền vào trứng nếu vịt đẻ bị nhiễm bệnh. Quả là một mối hiểm họa đau đầu với các đàn gia cầm!
Đặc điểm bệnh
Bệnh thường xảy ra ở vịt con giai đoạn 3 đến 15 ngày tuổi cả vịt lớn và vịt đẻ. Vịt đẻ nhiễm bệnh, vi khuẩn nhiễm vào trong trứng, khi vịt nở đã bị nhiễm trùng. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua thức ăn, nước uống; và khi điều kiện ngoại cảnh bất lợi làm cho vịt yếu và bệnh phát ra.
Nguyên nhân
Tỷ lệ chết cao từ 1 – 60% và còn gây nguy hiểm cho người khi dùng sản phẩm thịt và trứng đã nhiễm vi khuẩn này.
Vi khuẩn thường tồn tại trong ruột già và manh tràng của nhiều vịt.
Ở vịt con thường bị nhiễm 2 chủng Salmonella pullorum và Salmonella gallinarum ( 2 chủng này cũng chủ yếu gây bệnh cho gà. Do đó nếu nhốt chung gà với vịt thì sẽ lây bệnh cho nhau). Tuy vậy người ta thấy chủng Salmonella gallinarum thường gây bệnh cho vịt từ 1-14 ngày tuổi.
Một số chủng khác cũng thường gây bệnh như Salmonella anatum và Salmonella enteritis; (chủng Salmonella anatum thường gây chết đột ngột cho gà con, còn Salmonella enteritis; thì thường nhiễm từ gan vào viêm màng tim, màng gan, gây chết từ 20 – 30%).
Vi khuẩn Salmonella rất mẫn cảm với nhiệt độ và chất khử trùng. Ở những ô chuồng hết vịt mà bị nhiễm bệnh thì vi khuẩn vẫn sống được trong chất độn chuồng hơn 30 tuần. Vi khuẩn có thể sống trong phân đến 28 tuần, trong bụi bẩn của nhà ấp; nhà kho và chuồng nuôi ở nhiệt độ bình thường tới 5 năm; và trên vỏ trứng trong máy ấp từ 3 – 4 tuần.
Triệu chứng bệnh phó thương hàn
Triệu chứng trên đàn vịt con:
Nhiễm bệnh từ đàn bố mẹ hoặc từ vỏ trứng vào phôi thì phôi bị chết trước khi nở (trứng sát).
Nhiễm ít, khi nở ra vịt con có triệu chứng:
Vịt đứng chụm lại gần đèn sưởi: Sã cánh, rụt cổ, rụng lông, ỉa chảy phân trắng, phân dính hậu môn.
Có con viêm khớp nên đi cà nhắc hoặc bại liệt (chủng S. typhimurium gây viêm khớp).
Triệu chứng trên vịt đẻ:
Số lượng trứng đẻ giảm, xù lông, phân trắng.
Bệnh tích của phó thương hàn
Vịt con chết, mổ thấy cục lòng đỏ trong bụng còn to không tiêu hóa. Màu hơi nhạt.
Lách và gan sưng, đôi khi có những đám hoại tử trắng lốm đốm.
Bệnh tích điển hình nhất là manh tràng có chứa chất bã đậu trắng.
Rất nhiều trường hợp trực tràng sưng và có đốm đỏ, sau trắng có bựa.
Đôi khi có viêm màng tim, viêm túi khí hoặc viêm khớp (khớp đầu gối).
Phòng & trị bệnh phó thương hàn
Phòng bệnh:
Sát trùng bằng thuốc sát trùng thường xuyên trong khu đang chăn nuôi. Phun trực tiếp vào khu vực đang chăn nuôi từ 1 – 2 lần/tuần.
Phun thuốc sát trùng định kỳ bằng ULTRAXIDE liều 4 – 6ml/1lít nước. Phun định kỳ 2 -3 lần/tháng toàn bộ khu vực chăn nuôi.
Xử lý nước ao hồ, thức ăn, nước uống…
Vệ sinh trứng để giảm tỷ lệ nhiễm bệnh qua vỏ trứng.
Vệ sinh và xử lý máy ấp, nhà ấp (ấp thủ công) sau mỗi đợt ấp để tiêu diệt mầm bệnh có trong những phôi chết nhiễm – vào máy ấp và các dụng cụ để ấp.
Trị bệnh
Sử dụng một trong các dòng kháng sinh sau: amoxicyllin, neomycin, oxytetracycline, enrofloxacin… pha nước uống hoặc trộn vào thức ăn liên tục từ 3-4 ngày.
Dùng các chất trợ sức: Vitamin, điện giải, giải độc và cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn.
Nguồn: Channuoi.com.vn