Tổng hợp nguyên nhân – triệu chứng – cách phòng và điều trị bệnh gà rù
Bệnh Newcastle (ND) là một bệnh do vi-rút rất dễ lây lan, ảnh hưởng đến cả gà nhà và gà hoang dã trên toàn thế giới. ND là do vi rút bệnh Newcastle (NDV), còn được gọi là vi rút paramyxovirus ở gia cầm (APMV). NDV thuộc giống Avulavirus trong họ Paramyxoviridae. Có một số chủng NDV khác nhau. Các chủng NDV ban đầu được phân loại thành ba nhóm độc lực bằng cách cấy vào phôi gà là độc lực (velogenic), độc lực trung bình (trung tính), hoặc độc lực thấp (đậu lăng).
Vì mục đích quản lý, hệ thống phân loại này đã được sửa đổi để các vi rút gây bệnh và vi rút gây bệnh hiện được phân loại là NDV độc lực, nguyên nhân gây ra ND và vi rút gây bệnh đậu là NDV độc lực thấp được sử dụng trong sản xuất vắc xin. Chủng vi rút nghiêm trọng nhất được gọi là bệnh Newcastle nội tạng (VVND), thường được gọi là ‘Bệnh Newcastle kỳ lạ’.
Nguyên nhân gây ra bệnh gà rù
Nguyên nhân gà bị rù do virus newcastle gây nên, có 3 nhóm phân theo độc lực.
– Nhóm động lực mạnh gây bệnh nặng, chết nhiều.
– Nhóm động lực vừa gây bệnh ở mức độ vừa.
– Nhóm động lực yếu ít gây chết gà đông tảo.
Bệnh Newcastle còn gọi là dịch tả gà hay bệnh rù. Là bệnh quan trọng và thường gặp nhất ở gà, vịt, ngan, ngỗng, gây tổn thất lớn trong chăn nuôi gia cầm.
Bệnh gà rù lây bệnh bằng tiếp xúc trực tiếp người, chuột, dụng cụ, gió thổi từ nơi này sang nơi khác. Đặc biệt lây do chim trời hoặc vaccin nhiễm virus.
Triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán
Bệnh gà rù gây do virus chủng độc lực mạnh có thể làm gà đông tảo chết nhanh trong vòng 3-4 ngày.
Triệu chứng bệnh gà rù thường gặp là gà đông tảo thở khó khăn, ho, lờ đờ, phân lỏng trắng đôi khi lẫn máu, mào tím.
Nếu kéo dài bệnh chuyển sang thể mãn tính và xuất hiện triệu chứng thần kinh đầu ngoẹo, cổ còng, quay vòng tròn.
Đối với gà đông tảo đẻ thì sức đẻ giảm, trứng non nhiều.
Tỷ lệ chết có thể rất cao 40-80%.
Bệnh tích nhìn chung xuất huyết đường tiêu hoá từ miệng tới hậu môn. Niêm mạc mũi, khí quản, phế quản viêm, có nhiều bọt khí.
Chẩn đoán bằng phương pháp phản ứng huyết thanh, nuôi cấy virus kết hợp triệu chứng bệnh tích.
Phòng bệnh và điều trị
* Phòng bệnh gà rù: bằng vaccin đối với gà đông tảo thịt phải dùng tới 3-4 lần. Đối với gà đông tảo trống, gà đông tảo đẻ trứng cần 5-6 lần. Gà đông tảo thả vườn cũng phải dùng 2-3 lần.
Tuy nhiên, không phải khi nào dùng vaccin cũng cho kết quả tốt.
Đối với gà đông tảo thịt nuôi theo hướng công nghiệp nuôi đến 50-60 ngày tuổi đã xuất bán thịt có thể dùng kháng thể gumboro tiêm 0,5ml ở ngày thứ 5 để phòng bệnh. Đến ngày thứ 10 dùng vaccin Lasota. Chỉ dùng vaccin cho đàn gà khoẻ mạnh.
Phòng bệnh bằng vệ sinh tiêu độc, ngăn chim trời, chuột có thể mang mầm bệnh tới.
* Điều trị bệnh gà rù:
– Kháng thể Gumboro do Hanvet sản xuất có hàm lượng kháng thể newcastle cao, bình quân cho phản ứng với hiệu giá 4 log2. Được sử dụng để điều trị bệnh có hiệu quả tốt.
– Liều lượng 1ml – 2ml cho gà dưới 500g – 1000g.
Có thể tiêm lặp lại sau khi gà khỏi bệnh 5 ngày.
– Kết hợp với cho uống nước có pha Hanmivit, Multivit, Bcomplex, Bột điện giải.
– Kết hợp sử dụng các loại thuốc kháng sinh phổ rộng như Genta-costrim, Tylo-50, Ampi – Septol, Neotestol, K.C.N.D, Colidox – plus.
(Lưu ý: Mỗi một địa phương sẽ có nhiều hãng thuốc phân phối khác nhau, vì vậy nếu Quí vị tìm không được loại thuốc như trong bài thì Quí vị có thể nhờ Bác sĩ thú y tại địa phương đó tư vấn cho loại thuốc tương ứng).
Trên đây chúng tôi vừa tông hợp nguyên nhân gà bị rù, triệu chứng cùng cách trị bệnh gà rù bằng thuốc hiệu quả.
Nguồn: Gadaviet.com