Áp dụng kinh nghiệm và kỹ thuật dập vịt (thay lông) ở con mái
Kinh nghiệp dập vịt dòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm của chủ trang trại. Bởi không phải ai cũng biết cách dập vịt mang lại hiệu quả cao nhất. Thông thường chúng ta sẽ thấy ở miền Nam nhiều người thưởng áp dụng nhiều cách dập vịt khác nhau. Dựa vào những kinh nghiệm khác nhau mà chúng ta áp dụng kỹ thuật dập vịt hiệu quả.
Vịt sẽ có thể tự thay lông. Tuy nhiên, mỗi con sẽ có một thời điểm thay lông khác nhau. Do đó, nhiều người đã sử dụng kỹ thuật dập vịt để thay lông cho vịt cùng lúc, đỡ mất thời gian. Từ đó, vịt sẽ đẻ tập trụng và số lượng trứng cũng tăng nhiều hơn. Bà con đã biết về những kỹ thuật dập vịt đẻ chưa? Nếu chưa, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Những phương pháp thay lông cho vịt hiện nay
Phương pháp giảm khẩu phần ăn
Phương pháp giảm khẩu phần là phương pháp được đánh giá cao nhất. Đây là phương pháp dễ và bà con ai cũng có thể làm được.
Cách làm như sau: Lúc đầu chỉ giảm một phần khẩu phần, sau đó giảm thêm dần dần tiến tới giảm toàn bộ khẩu phần. Nhằm làm cho tất cả đàn vịt mái đều thay lông trong cùng một thời gian. Sau đây là kinh nghiệm tiến hành giảm khẩu phần dần dần theo thứ tự thời gian:
- Từ ngày thứ 27 trở đi, lứa vịt mái lại được ăn khẩu phần như bình thường. Tuy nhiên, trong thời gian thay lông, đàn vịt sẽ giảm đẻ dần dần. Cuối cùng đàn vịt sẽ ngừng đẻ hoàn toàn.
- Từ sau ngày thứ ba vịt áp dụng phương pháp giảm thức ăn có thể nhận thấy lông của chúng bắt đầu rụng. Và đến ngày thứ 25 thì những đám lông thay thế bắt đầu mọc mạnh. Sau đó, đến ngày thứ 30 khi đàn vịt bắt đầu ăn khẩu phần bình thường trở lại thì có thể chúng đã mọc đủ lông. Đồng nghĩa với việc, chúng sẽ có cơ hội đẻ trứng trở lại.
Mốc thời gian vịt đẻ thường kéo dài 5 tháng. Đặc biệt, nếu được nuôi dưỡng tốt thì chúng có thể đẻ bình quân 100 trứng trong thời gian đó.
Phương pháp cho vịt đẻ nhịn ăn (hoặc nhịn uống)
Sau vụ đẻ trứng, trung bình tỷ lệ đẻ của đàn vịt thường giảm xuống còn trên dưới 30%. Ở thời điểm này, chúng ta có thể dập vịt bằng cách cho chúng nhịn đói hoàn toàn (từ 1-3 ngày). Sau đó, bà con sẽ tiến hành kỹ thuật dập vịt. Lưu ý chỉ nhổ 10 lông cánh chính, còn ở các bộ phận khác có thể để vịt tự rỉa lông cho rụng. Cũng có những khu vực, chủ chăn nuôi sẽ nhổ lông ở phần ngực và lông bụng.
Sau khi đã nhổ lông thì bắt đầu cho vịt ăn lượng thức ăn từ ít đến nhiều. Bình quân những ngày tiếp theo cho ăn 40-50g/con/ngày. Sau đó, tăng dần lên 50-80g/con/ngày. Khi đến thời kỳ dựng vịt thì có thể cho ăn tăng dần từ 80-120g một ngày. Đặc biệt, cần chú ý là số lượng thức ăn tính cho vịt nhiều hay ít còn tùy thuộc vào đồng bãi chăn vịt. Theo kinh nghiệm của bà còn thì khi nào khẩu phần tăng lên 120-150g một ngày là thời kỳ vịt đã bắt đầu đẻ trở lại.
- Ở khu vực miền Nam có nơi có kinh nghiệm cho vịt nhịn đói 1-3 ngày (nhốt vịt trong chuồng). Tuy nhiên, vẫn cho chúng uống nước để vịt sống. Thế nhưng, đến ngày thứ ba thả vịt ra ruộng bùn cho chúng dầm. Phương pháp này sẽ làm cho chúng rụng lông nhanh hơn.
- Cũng có nơi vẫn cho vịt ăn nhưng lại nhốt chúng rồi cho nhịn uống từ 28-24 giờ. Sau đó mới nhổ 10 lông cánh chính trên con vịt. Nói chung cách này nguy hiểm hơn các phương pháp trên vì phải nhịn uống nước. Việc này sẽ làm cho vịt dễ bị chết (nếu như sức khỏe kém thì tỷ lệ chết càng cao).
Phương pháp sử dụng kỹ thuật dập vịt an toàn nhất
Thông thường những con vịt sẽ thay lông theo thứ tự từ đầu cổ cho đến ngực bụng, mình, đuôi và cánh. Đến khi vịt thay lông cánh thì chúng ngừng đẻ. Vì thế, cần phải “dập vịt” vào trước và trong thời gian thay lông cánh.
Dựa vào sức khỏe của đàn vịt để sử dụng kỹ thuật dập vịt hiệu quả. Nếu chúng đã đẻ nhiều sức yếu, lông đã rụng xơ xác, thì chỉ cần cho nhịn đói 1 hoặc 2 ngày. Còn nếu vịt còn béo khỏe thì có thể cho nhin đói đến 4 ngày. Khi nhổ lông thì cần bắt vịt nhẹ nhàng, không nên xô đuổi chúng. Khi nhổ lông một tay cầm chắc vịt trên xương cánh, tay kia cầm lông cánh vịt nhổ mạnh. Nếu nhận thấy chân lông không có máu và thịt là được.
Nếu chân lông có máu thì không nên nhổ bởi sẽ làm tổn hại đến sức khỏe vịt. Trong một đàn vịt không nên nhổ lông làm 2 ngày mà phải làm đứt trong 1 ngày. Tức là một lần duy nhất. Dập vịt cần phải tiến hành đúng lúc, không nên làm sớm quá dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của vịt. Tuy nhiên, nhổ lông vịt cũng không nên làm muộn sẽ ảnh hưởng đến vụ đẻ sau.
Khi nhổ lông xong cần nhốt vịt trong chuồng từ 3 – 4 ngày và cho ăn 50g/1 ngày/1 con. Đồng thời cho uống đủ nước. Cần theo dõi thường xuyên sức khỏe của vịt và tránh để chúng bị kiệt sức vì nhịn ăn nhịn uống dễ bị chết.
Nguồn: Caytrongvatnuoi.com