Cách chăm sóc chim cút mới nở dễ dàng, đúng kỹ thuật từ A-Z
Chim cút còn có cía tên là chim cay hay chim cun cút. Đây là một loai chim có giá trị về kinh tế cao hiện nay, mang lại nguồn thu nhập lớn và ổn định cho bà con. Vì thế, nhiều người đã lựa chọn việc nuôi chim cút thay vì nuôi các loại gia cầm khác. Để chim cút có thể phát triển khỏe mạnh sau này thì nhiều hộ gia đình đã có những phương pháp chăm sóc từ khi chim cút mới nở.
Không phải ai cũng có thể biết cách chăm sóc chim cút mới nở hiệu quả. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn cách chăm sóc chim cút khi mới nở từ A-Z an toàn, hiệu quả. Nếu sử dụng đúng kỹ thuật thì chim cút sẽ được phát triển tốt hơn.
Phương pháp chọn giống và phối giống
Chọn giống
Để có thể mang lại những con chim cút con chất lượng thì điều quan trọng nhất đó là chọn chim cút giống. Bạn phải chọn mua chim cút bố mẹ với những tiêu chuẩn sau đây:
- Chim cút trống: Điểm nổi bật nhất là phải có thân hình gọn, nhỏ hơn con cái, đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài. Phần ngực nở, lông ngực vàng, 25 ngày tuổi, nặng 70 – 90g
- Chim cút mái: Chọn chim có đầu thanh, cổ nhỏ, lông da bóng mượt, lông ngực có đốm trắng đen. Phần xương chậu rộng, hậu môn nở, đỏ hồng và mềm mại. Đặc biệt, nên chọn chim cút mái lớn hơn chim trống
Phối giống
Quá trình phối giống diễn ra đơn giản, bạn nên chọn thời điểm thích hợp nhất, khi chim trống đủ tuổi sinh sản. Khi chim cút trống đã được 3 – 4 tháng tuổi thì bạn phải tiến hành phối giống cho chúng. Bạn có thể phối 1 trống với 2 – 3 mái. Đồng thời, bạn nên lưu ý là không nên phối giống quá sớm. Bởi vì sẽ làm chất lượng của bầy cút con bị suy giảm.
Cách nuôi chim cút mới nở
Để mang lại hiệu quả nhất cho bầy cút non thì kỹ thuật nuôi chim cút con là vô cùng quan trọng. Hay còn được gọi là kỹ thuật nuôi chim cút mới nở. Kỹ thuật nuôi chim cút giai đoạn úm đòi hỏi phải thật cẩn thận. Mọi kỹ thuật sẽ được thực hiện thông qua các bước dưới đây:
Lồng nuôi
Bạn có thể sử dụng lồng úm hoặc quây nuôi nền:
- Sử dụng lồng úm: Kích thước tiêu chuẩn của lồng là 1.5×1.0×0.5m, cách mặt đất 0.5m. Xung quanh được quây quanh bằng lưới ô vuông 1cm. Lót giấy xung quanh lồng và đáy lồng để chúng không bị lọt chân, che kín tránh mưa gió và đặt ở nơi yên tĩnh
- Sử dụng quây nuôi nền: cao 0.4m, đường kính 1 – 1.5m, có bóng đèn và chụp sưởi, Đồng thời, 1 nền như vậy có thể nuôi được 200 – 250 cút 1 tuần tuổi, 150 – 200 cút 2 tuần tuổi, 100 – 150 cút 3 tuần tuổi
Máng ăn, máng uống
Máng ăn và máng uống nước có thể làm bằng nhựa hoặc nhôm. Có kích thước tiêu chuẩn 40x10x15cm và đặt trong lồng. Để tránh cút con bới thức ăn làm rơi vãi ra ngoài thì bạn nên đặt một vỉ lưới ô vuông 1cm đặt lên trên miệng máng sau khi đã cho thức ăn vào:
- Tuần đầu tiên: 1 máng ăn cho 150 con
- Tuần thứ hai: 1 máng ăn cho 80 con
Nếu sử dugnj máng uống hình tròn có dung tích:
- Tuần đầu tiên: 250cc cho 50 con
- Tuần thứ hai: 1000cc cho 50 con
Chế độ dinh dưỡng
Thông thường những con chim cút mới nở sẽ ăn cám cò, loại cám mịn. Vì thế, nên bạn cần cân đối hàm lượng dinh dưỡng giữa axit amin, đạm, chất vi lượng đầy đủ. Ngoài ra, cần bổ sung thêm các năng lượng khác để chúng mau lớn và khỏe mạnh. Bạn nên cho chúng ăn 3 – 4 lần và loại bỏ thức ăn thừa trong lần ăn tiếp theo. Việc này để tránh chúng bị một số bệnh về đường ruột.
Nhiệt độ úm
Nhiệt độ úm cút con sẽ giảm dần theo thời gian, cụ thể:
- 1 – 3 ngày: 38 – 35 độ C
- 4 – 7 ngày: 34 – 32 độ C
- 8 – 14 ngày: 31- 28 độ C
- Từ 14 ngày trở đi: không cần sưởi trừ khi nhiệt độ bên ngoài xuống thấp hơn 24 – 25 độ C
Mật độ úm
Mật độ úm cũng sẽ phụ thuộc vào tuần tuổi của cút con:
- Tuần đầu tiên: 200 con/m2
- Tuần thứ hai: 100 con/m2
- Tuần thứ ba: 50 con/m2
- Tuần thứ tư: 35 – 36 con/m2
Những lưu ý với cách nuôi chim cút mới nở
Với cách nuôi chim cút đang còn non, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Đối với cút bố mẹ: nên mua giống ở những cơ sở có uy tín, hoặc càng xa càng tốt. Lý do là bởi để tránh hiện tượng đồng huyết và thường xuyên thay cút trống thì mới bảo đảm tỷ lệ có phôi cao.
- Nếu muốn chuyển đổi thức ăn nên thực hiện từ từ, ít nhất 4 ngày. Sau đó mới chuyển đổi hoàn toàn thức ăn khác
- Nhiệt độ thích hợp cho cút đẻ 24 – 25 độ C
- Bảo đảm chuồng nuôi chim cút bố mẹ có độ thông thoáng cao. Bạn nên sử dụng quạt thông gió để tạo luồng không khí lưu thông thường xuyên trong trại
- Trong quá trình nuôi đẻ, luôn theo dõi thể trọng của cút để tránh quá mập hay quá gầy. Bởi nó sẽ làm giảm năng suất đẻ
- Lưu ý cho cút ăn đủ số lượng thức ăn trong ngày
- Cút đẻ vào buổi chiều nên thực hiện việc vệ sinh vào buổi sáng
- Đảm bảo chế độ chiếu sáng từ 16 – 18 giờ/ngày trong chuồng nuôi cút (tính 5w/1m2 chuồng)
- Luôn giữ không gian yên tĩnh trong trại, chuồng nuôi vì cút rất dễ bị kích thích do sợ hãi tiếng động
- Vệ sinh chuồng nuôi thường xuyên, hốt phân hằng ngày. Đồng thời, che chắn chuồng trại cẩn thận tránh mèo, chuột giết hại
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách nuôi chim cút mới nở đúng kỹ thuật từ A-Z. Hy vọng, sau bài viết này, bạn có thêm nhiều thông tin, kiến thức cần thiết để có thể gia tăng thu nhập cho gia đình mình.
Nguồn: Yeuchim.net