Chọn phong thủy cho chuồng nuôi gà thịt và các kiểu chuồng gà phổ biến
Gà thịt là một trong những loại gia cầm dễ nuôi, doanh thu từ việc nuôi gà cũng mang lại nhiều lợi thế lớn. Thế nhưng, để làm được chuồng nuôi gà thịt không phải là điều đơn giản. Bởi ngày nay, nhiều hộ nông dân rất coi trọng vấn đề phong thủy. Họ quan niệm rằng, nếu xây dựng chuồng hợp phong thủy thì đàn gà thịt mới phát triển. Từ đó, thu nhập từ đàn gà này cũng sẽ cao hơn.
Bạn đã biết coi phong thủy trước khi xây dựng chuồng gà chưa? Nếu chưa, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin hấp dẫn nhé. Bên cạnh đó, chúng tôi còn gửi đến bà con những kiểu chuồng phổ biến nhất hiện nay.
Tổng quan về chuồng gà
Gà được nuôi ở nhiều nơi chủ yếu để lấy thịt và trứng. Hầu hết các giống gà này đều có thể bay khoảng cách gần. Hiện nay, trong chăn nuôi gà thì công việc làm chuồng gà là điều không thể thiếu. Bởi, chuồng gà chính là nơi bạn có thể chăn nuôi gà thịt hoặc gà siêu trứng. Chúng cung cấp cho gà một nơi trú ẩn an toàn trước các mối đe dọa như chó và các động vật khác. Đặc biệt hơn là rắn ăn gà, bởi chúng có thể tấn công một cách âm thầm và bạn khó có thể đề phòng được.
Yêu cầu của chuồng gà
Để mang đến cho gà một môi trường sống tốt thì yêu cầu làm chuồng gà rất quan trọng. Để làm chuồng gà tốt bạn cần cân nhắc một số yếu tố như sau:
- Chuồng gà có không gian đủ cho chúng sinh sống và phát triển
- Giữ gà an toàn khỏi các động vật ăn thịt
- Dễ dàng làm vệ sinh, có hệ thống thoát nước và thông gió tốt
Kích thước chuồng gà
Kích thước chuồng nuôi gà thịt hay gà trướng là một trong những điều quan trọng. Kích thước phụ thuộc phần lớn và số lượng gà bạn nuôi và loại gà bạn nuôi. Bạn cần lưu tâm ngay từ đầu khi tiến hành xây dựng chuồng gà. Nếu để quá đông gà trong một chuồng có thể dẫn đến một số vấn đề giữa chúng. Điển hình như khi quá đông thường khiến chúng đánh nhau nhiều hơn. Những con gà yếu hơn sẽ có thể bị mổ và bị tranh giành khẩu phần thức ăn, nước uống. Đây là lý do khiến chúng chậm lớn. Thậm chí chúng còn có thể bị thương và chết.
Nếu nuôi nhiều gà trong chuồng cũng đồng nghĩa với việc tích tụ phân gà. Số lượng vi khuẩn trong chuồng cũng sẽ nhiều hơn. Yêu cầu chúng ta cần phải dọn, rửa thường xuyên hơn. Nếu không đảm bảo tần suất dọn chuồng hợp lý có thể tạo điều kiện thuận lợi cho côn trùng, vi khuẩn, virus xâm nhập vào chuồng. Đây chính là nguồn gây bệnh chính cho gà. Các chuyên gia nghiên cứu chỉ ra rằng bà con chỉ có thể nuôi từ 5 tới 6 con gà trên mỗi mét vuông. Nếu có vườn chăn thả rộng rãi thì mật độ có thể dày hơn một chút lên tới 8 con trên mỗi mét vuông.
Ưu điểm của việc tự làm chuồng gà
Ưu điểm lớn nhất của việc tự làm chuồng nuôi gà thịt đó là tiết kiệm. Bạn có thể tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại nhà để làm chuồng gà như gỗ, tre, nứa. Chi phí để tự làm chuồng nuôi gà thịt chắc chắn sẽ rẻ hơn bạn mua các lồng hay chuồng bán sẵn. Việc tự xây dựng chuồng của riêng bạn cũng có nghĩa là bạn sẽ có được chính xác kích thước. Đồng thời, bạn cũng tự lựa chọn kiểu dáng chuồng mà bạn muốn. Bạn cũng có thể xây theo ý thích, phong cách độc đáo và quan trọng là đúng hướng, hợp phong thủy, hợp tuổi.
Các hướng làm chuồng nuôi gà thịt và phong thủy chuồng gà
Hướng chuồng gà
Ông cha ta đã có câu “Chớ bán gà ngày gió, chớ bán chó ngày mưa”. Bởi vì gà sẽ rất dễ bị ảnh hưởng nhiều bởi gió. Nếu gặp gió gà sẽ sinh trưởng kém, phát triển không đều. Do đó khi xây chuồng gà cũng cần chú ý hướng chuồng để tránh gặp gió. Ở Việt Nam khí hậu gió mùa nhiệt đới, gió mùa sẽ thổi chủ yếu theo hướng Đông. Đặc biệt là ở những khu vực miền bắc có khí hậu lạnh vào mùa đông thì khi làm chuồng cần hết sức tránh hướng Đông.
Các trang trại lớn có quy mô công nghiệp có thể xây dựng thành khu kín với hệ thống thông gió riêng biệt. Thế nhưng chưa có nhiều trang trại lớn mà chủ yếu là nhỏ lẻ. Do đó hướng tốt nhất để làm chuồng gà là hướng Nam. Hướng Nam là hướng tốt bởi vì đây là hướng đón nắn. Đảm bảo khô thoáng cũng như diệt khuẩn tốt nhất. Đồng thời nó cũng giúp đàn gà tránh được gió mùa đông lạnh. Nếu không thể xây theo hướng Nam thì hướng Đông Nam cũng có thể là một giải pháp thay thế.
Phong thủy chuồng gà
Bên cạnh việc chăn nuôi ở nhiều nơi được cho là phải hợp phong thủy thì mới có thể giúp gia chủ ăn nên làm ra. Do đó, ngay từ khi bắt đầu làm chuồng, bà con cũng phải chú ý ngày làm chuồng. Điều này với mục đích để giúp cho động vật luôn béo tốt, nhanh lớn, không mắc bệnh. Mặc dù không quan trọng như việc xây nhà nhưng chọn ngày làm chuồng gà mà phải ngày xấu thì cũng có thể có những ảnh hưởng tiêu cực. Tốt nhất bà con nên tránh các ngày hoang ốc, tam tai, kim lâu. Điều đó sẽ giúp đàn gà của bạn phát triển tốt hơn sau này. Đồng thời cũng không ảnh hưởng tới con đường tiền tài của gia chủ.
Bên cạnh đó còn có một số quy tắc phong thủy khác khi xây chuồng gà. Điển hình như nên xây bên phía phải của ngôi nhà. Do vị trí bên trái được coi là vị trí Thanh Long cần sạch sẽ. Trong khi đó chuồng gà được coi là không sạch sẽ. Hơn nữa, sàn của chuồng gà cũng không nên cao hơn sàn của ngôi nhà bạn. Bởi sàn cao hơn được coi là sẽ ngăn cản đường vào của tiền đồ gia chủ.
Các kiểu chuồng nuôi gà thịt
Hiện nay có nhiều kiểu chuồng nuôi gà thịt tùy thuộc nhiều vào số lượng gà bạn nuôi. Nhưng điển hình có các dạng chủ yếu như sau.
Kiểu chuồng gà có mái
Đây được xem là kiểu chuồng gà sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam. Vì những ưu điểm của nó như thông thoáng, giữ nhiệt tránh thay đổi quá nhiều theo môi trường. Các mái có thể bằng nhau hoặc lệch nhau sấp xỉ lên tới 0.5 mét. Xung quanh chuồng bà con có thể được xây dựng bằng gạch xi măng hoặc sắt thép hoặc tận dụng tre nứa gỗ. Thông thường những dạng chuồng này thường dài rộng khoảng từ 5 tới 7 mét.
Người nông dân xưa thường xây bằng gạch kín và làm cửa sổ thông thoáng. Ngoài ra, còn làm trần để tận dụng chỗ cho gà mái đẻ. Sau đó lợp lên trên mái bằng rơm dạ hoặc cỏ tranh bên trên. Bởi vì các vật liệu này rẻ tiền, sẵn có và rất dễ kiếm. Nhưng hiện nay ưa chuộng kiểu chuồng được xây bằng gạch cao tới khoảng 50cm tới 70cm. Chuồng được làm mái bằng bờ lô khá cao khoảng 1.5 mét tới 2 mét. Nếu gà trưởng thành thì sẽ thường quây thêm lưới xung quanh để tránh chúng bay ra ngoài.
Kiểu chuồng nuôi gà thịt bằng lưới sắt
Đây cũng là một kiểu chuồng phổ biến vì đơn giản, dễ làm và tương đối gọn nhẹ. Loại chuồng này cũng đảm bảo được độ thông thoáng cần thiết, ngoài ra nó còn khá di động. Do đó có thể dễ dàng di chuyển hơn các loại chuồng có mái. Tuy nhiên loại chuồng này có nhược điểm là không tạo sự ổn định về nhiệt độ. Chúng dễ bị thay đổi theo môi trường và khó có khả năng chắn gió. Điều này sẽ khiến gà dễ bị bệnh hơn so với những kiểu chuồng khác.
Ngoài ra khi làm gà bằng các tấm lưới sắt cần lưu ý tới mắt lưới của chuồng. Đặc biệt với gà con có kích thước tương đối nhỏ có thể chui ra ngoài nếu mắt lưới to. Các loại gà chọi có thể thò đầu theo các mắt lưới để mổ, cắn nhau.
Lồng gà
Ngoài ra còn kiểu lồng gà sử dụng các thanh sắt và thanh inox ghép lại với nhau. Kiểu chuồng này có ưu nhược điểm tương đối giống kiểu lưới sắt. Thế nhưng thông thường kiểu này thường làm với kích thước nhỏ nuôi một con mỗi lồng và tiện cho việc di chuyển. Ông cha ta còn lưu truyền một kiểu lồng được đan bằng tre nứa. Kiểu này tiết kiệm cũng như nhẹ nhàng dễ dàng di chuyển. Nhưng hiện tại ít phổ biến hơn bởi rất tốn công sức để làm và độ bền tương đối kém.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn xây được những chuồng gà đúng theo sở thích và hợp phong thủy. Chúc bạn thành công trong công việc chăn nuôi gà thịt của mình.
Nguồn: C1c.com.vn