Hướng dẫn chi tiết làm chuồng chim bồ câu tại nhà
Nuôi chim bồ câu khá nhàn mà mang lại kinh tế cao. Giá chim thì rất cao nhưng chi phí bỏ ra lại không quá nhiều. Điều quan trọng nhất trong nuôi chim bồ câu đó là chuồng bồ câu phải đảm bảo. Cũng như phù hợp với loài chim đó. Hiện nay các mô hình nuôi chim bồ câu được nhiều người vật dụng để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
Điển hình hiện nay có khoảng 2 mô hình chính được áp dụng phổ biến. Là nuôi thả vườn và nuôi nhốt chuồng, tùy thuộc vào mỗi mô hình nuôi sẽ có những kiểu chuồng tương ứng. Bài viết dưới đây, chúng tôi giới thiệu các mô hình làm chuồng chim để bà con áp dụng cho chính mô hình chuồng trại của mình.
2 Mô hình nuôi chim bồ câu hiện nay
Nuôi bồ câu thả vườn
Mô hình này được áp dụng nhiều, chủ yếu là xen canh với các mô hình trang trại khác vì sự tiện lợi và phù hợp của mô hình này đã đem lại nhiều lợi nhuận kinh tế cao. Nuôi bồ câu thả vườn là phương pháp phổ biến dành cho quy mô nông hộ. Theo đó, quy mô này mỗi hộ thường chỉ nuôi khoảng vài chục con chủ yếu làm cảnh và bắt thịt đãi. Chim bồ câu phât triển rất nhanh bên hình thành được đàn được phát triển một cách tự nhiên, khi lên đến số lượng lớn thì tham gia cung ứng thịt chim cho thị trường.
Khả năng tìm thức ăn của chim bồ câu rất cao chính vì vậy nuôi theo mô hình thả vườn gần như không hề tốn kém. Người nuôi chỉ cần bổ sung thêm một số lượng thức ăn nhỏ hằng ngày để đảm bảo lương thực cho chim lúc đói. Ưu điểm của mô hình thả vườn là chi phí thấp, chăn nuôi đơn giản, tận dụng được mọi hình thức … Tuy nhiên nếu mô hình có nhược điểm là rất khó phát triển đàn với quy mô lớn, khó khăn trong công tác quản lý sinh sản, phòng trừ dịch bệnh. Không những vậy, nhiều trang trại nuôi chim bồ câu quy mô lớn còn lo ngại rằng chim thả vườn sẽ là nguồn lây lan nhiều dịch bệnh nguy hiểm.
Nuôi chim bồ câu nhốt chuồng
Mô hình nuôi nhốt chuồng được nhiều người áp dụng mô hình này. Vì nó phù hợp với những trang trại khiêm tốn về diện tích và muốn nuôi số lượng lớn. Mô hình được áp dụng ở nhiều nước phát triển trên thế giới và mang lại hiệu quả cao. Ở nhiều tỉnh của Việt Nam có một số trang trại nuôi bồ câu Pháp nhốt chuồng.Có nhiều nơi thành công như Đồng Nai, Quảng Nam, Hồ Chí Minh, Nam Định, Hà Tĩnh…
Nuôi chim bồ câu nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các mô hình khác. Đàn chim phát triển khá đồng đều, người chủ có thể dễ dàng kiểm soát số lượng, tốc độ tăng trưởng, công tác phòng trừ dịch bệnh… Góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên việc nuôi nhốt công nghiệp sẽ làm thịt chim không được ngon. Như chim thả vườn chính vì thế đôi khi giá thành cũng không được cao. Nói chung là nghề nuôi chim bồ câu ở nước ta vẫn đang có nhiều tiềm năng phát triển. Tùy vào điều kiện, diện tích, quy mô mà bà con lựa chọn phương thức nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Theo đó, mỗi phương thức chăn nuôi sẽ có một cách làm chuồng bồ câu riêng biệt.
Các điều kiện chuồng trại cơ bản cần nắm
Hướng chuồng nuôi chim bồ câu thích hợp nhất là hướng Đông. Hoặc hướng đông Nam phù hợp với điều kiện khí hậu của nước ta. Với hướng chuồng đông nam về mùa hè; chuồng nuôi thoáng mát thông khí; hạn chế việc phải sử dụng hệ thống làm mát. Đồng thời kích thích khả năng sinh sản của chim mái tạo nên số lượng nhanh hơn.
Về ánh sáng, nhiệt độ trong chuồng bồ câu là loại khá nhạy cảm tuy dễ nuôi. Nhưng lại rất khó chiều có những giống chim rất nhạy cảm với ánh sáng. Chỉ cần ánh sáng ko phù hợp sẽ rất ảnh hưởng. Khi chim mái đẻ thì chúng chỉ cần 1 phần ánh sáng nhỏ trong chuồng. Còn khi ấp trứng lại phụ thuộc chặt chẽ vào ánh sáng. Thời gian chiếu sáng tối thiểu trong ngày là 13 giờ. Chính vì vậy, chuồng nuôi phải thông thoáng, có đủ ánh sáng.
Ở miền Bắc vào mùa đông nên lắp thêm bóng đèn 40W để tăng thời gian chiếu sáng vào ban đêm. Cường độ ánh sáng khoảng từ 4 – 5W/m2, thời gian chiếu sáng từ 3 – 4 tiếng/ngày.
Nên có sự yên tĩnh nhật định ở môi trường sống của chim. Vì nếu quá ồn ào thì chim sẽ tự bỏ đi điều này cần lưu ý đặc biệt đối với mô hình nuôi bồ câu thả vườn. Do đó yêu cầu chuồng nuôi phải cao ráo; sạch sẽ; thoáng mát; yên tĩnh; không có tiếng ồn lớn xung quanh.
Trong thời kỳ đẻ trứng và ấp trứng, môi trường xung quanh phải thực sự yên tĩnh. Giảm bớt tầm nhìn, âm thanh, ánh sáng để chim chuyên tâm ấp, không bị phân tán.
Nguồn : May3a.com