Kinh nghiệm chăm sóc chim bồ câu non đơn giản tại nhà
Chim bồ câu là loài vật rất thân thuộc đối với mọi gia đình xưa. Ngoài việc nuôi bồ câu để làm kiểng thì chúng còn giúp cải thiện kinh tế của nhiều hộ gia đình. Chim bồ câu đang còn non sẽ chưa biết đòi ăn hoặc mẹ không mớm mồi. Vì thế để chim non phát triển tốt thì bà con phải chăm sóc chim bồ câu non hiệu quả. Luôn theo dõi quá trình phát triển của chim, để đảm bảo chim luôn được ăn no và lớn đều đến khi được ghép ổ.
Muốn chim phát triển tốt và đạt năng suất thì việc chăm sóc chim bồ câu non rất quan trọng. Đây là tiền đề để giúp chim có sức đề kháng phát triển trong tương lai. Để có thể hiểu rõ hơn cách chăm sóc chim bồ câu còn non, bạn có thể thao khảo bài viết dưới đấy nhé.
Chuồng nuôi chim bồ câu non
Theo các chuyên gia nuôi chim cảnh thì chim bồ câu bắt buộc phải có chuồng nuôi. Chuồng nuôi chim bồ câu cần có độ thông thoáng, tránh được tiếng ồn, và có độ cao vừa phải. Thông thường, người ra xây dựng chuồng nuôi chim có độ cao từ 2-3m. Đây là độ cao vừa phải để đảm bảo độ sạch sẽ và thông thoáng cho chim. Chuồng nuôi cần phải được thiết kế đảm bảo đủ ánh sáng để chim mẹ có thể ấp trứng tốt.
Bên trong mỗi ô chuồng phải có đầy đủ các thiết bị nuôi như là máng ăn, máng uống và ổ đẻ. Ổ để chim đẻ trứng và ấp trứng có thể sử dụng bằng 1 cái rổ nhựa, thúng đan nhỏ. Khi chim đang trong giai đoạn ấp cần phải có 1 lớp rơm khô sạch lót ở dưới. Vừa để cho chim đẻ và ấp trứng ở đó vừa giúp cho chim ấm áp hơn.
Chăm sóc chim bồ câu non với chế độ dinh dưỡng hợp lý
Nguồn thức ăn của chim non được lựa chọn là loại cám gà có hàm lượng protein cao. Chim bồ câu khi mới nở chưa ăn được thức ăn khô nên khi cho chim ăn cần chế biến để cám gà hơi lỏng. Pha độ loãng cám gà gần với dạng thức ăn mà chim bố mớm cho chúng. Phần cám gà sau được khi chế biến được cho vào chai được thiết kế để dễ đưa vào diều chim non. Bà con nên dùng chai nhựa 350ml đục nắp rồi cắm 1 ống nhỏ vào giữa hoặc có thể dùng ống xi lanh bơm thức ăn cho chim.
Điều quan trọng nhất đó là khi chim non mới sinh ra, thì bạn nên cho uống nước. Khoảng 2 tiếng sau đó dùng thêm vitamin C hòa với đường glucozo cho uống. Cho chim non uống liên tục 3-5 ngày như vậy. Việc bón hỗ trợ cho chim ăn nên tiến hành sau khi ghép hay đưa vào cho chim bố mẹ nuôi khoảng 1 ngày. Đồng thời với việc hỗ trợ cho chim non cũng nên tăng cường dinh dưỡng cho chim bồ câu bố mẹ.
Lúc này cho chim ăn tăng khẩu phần và tăng số bữa lên. Làm như vậy chúng sẽ đủ sức tiết sữa và chăm con dễ dàng. Chim bố mẹ nuôi con thì khẩu phần thức ăn cơ sở đòi hỏi cao hơn. Đặc biệt là protein đạt khoảng 14-15%, với công thức khuyến cáo là: ngô 40% + 60% cám viên C64. Sau 2 tuần chăm sóc, nên cho chim non ăn dặm vào buổi sáng. Việc hỗ trợ cho chim non ăn dặm, chim bố mẹ cũng đỡ mất sức. Đồng thời, việc chăm sóc chim bồ câu non mau lớn mà không bị ảnh hưởng đến sức khỏe của chim mẹ để đẻ lứa kế tiếp.
Biện pháp phòng bệnh cho chim bồ câu
Nuôi dưỡng và chăm sóc chim bồ câu non tốt chính là biên pháp bòng bệnh tốt nhất. Trong khẩu phần thức ăn phải luôn đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và các nguyên tố khoáng. Bên cạnh đó, bà con cũng cần phải dùng thêm một số các yếu tố như sau:
- Bổ sung định kỳ các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là vitamin vào trong khẩu phần thức ăn.
- Sử dụng vắc xin để phòng bệnh cho bồ câu. Ví dụ có thể dùng vắc xin phòng bệnh đậu, bệnh Newcastle. Vắc xin phòng bệnh viêm đường hô hấp như viêm thanh phế quản truyền nhiễm hoặc viêm phế quản truyền nhiễm.
Việc chăm sóc chim bồ câu non tốt sẽ giúp những chim non phát triển khỏe mạnh đồng đều. Hơn nữa lại giúp chim bố mẹ có thời gian ấp trứng, làm ổ cho những lần đẻ tiếp theo. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: Chimcanh.net