Những lưu ý quan trọng dành cho bà con nếu muốn nuôi vịt sinh sản
Nếu nói đến việc nuôi vịt, thì mọi thường thường sẽ nghĩ ngay về ao hồ. Thế nhưng, hiện nay nhờ áp dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi, việc nuôi vịt trên cạn đang được nhiều bà con hưởng ứng. Bởi vịt là là vật nuôi có khả năng thích nghi với mọi ngoại cảnh. Đồng thời, nguồn đầu ra cho việc nuôi vịt sinh sản là rất nhiều, an toàn và hiệu quả.
Thế nhưng, việc nuôi vịt cũng cần đòi hỏi một số phương pháp quan trọng. Dưới đây là những lưu ý để bà con học hỏi nếu muốn nuôi vịt sinh sản. Nhờ đó, chất lượng vịt sinh sản cũng tốt và đảm bảo hơn. Cung cấp những sản phẩm vịt chất lượng nhất tới tay người tiêu dùng.
Nuôi vịt sinh sản đạt năng suất cao nhờ chọn giống
Như các bạn cũng đã biết, muốn nuôi vịt đạt năng suất cao thì cần phải chọn giống vịt tốt nhất. Nuôi vịt sinh sản từ 1 ngày tuổi đến hết chu kỳ đẻ, giống chuyên thịt là 66 tuần tuổi và giống chuyên trứng là 72 tuần tuổi. Những sản phẩm của chăn nuôi vịt sinh sản là trứng giống và vịt con. Do đó, quy trình kỹ thuật chăn nuôi vịt sinh sản đòi hỏi bà con phải đáp ứng một cách chuẩn xác. Bà con cần hạn chế cho ăn thức ăn vào giai đoạn hậu bị để vịt đạt khối lượng chuẩn. Căn lượng thức ăn tốt sẽ giúp tăng năng suất đẻ cao và chất lượng trứng giống vịt.
Tuỳ theo mục đích nuôi vịt hướng thịt hay vịt hướng trứng để chọn giống thích hợp. Mỗi giống vịt sẽ có những đặc điểm riêng, Nếu bạn muốn chọn con giống để nuôi sinh sản thì con mái có đầu thanh và nhỏ, mắt sáng. Đặc biệt là phần đầu to, cổ to và dài vừa phải, lông có màu đặc trưng của giống chọn nuôi, mượt mà. Theo kinh nghiệm dân gian thì vịt đẻ tốt nhất sẽ có bầu bụng nở rộng và xệ. Còn đối với vịt trống phát dục tốt phải có 3 lông đuôi cong lên gọi là ba quân.
Đồng thời, kiểm tra về đời bố mẹ, ông ba của đàn vịt chọn nuôi. Cụt hể, về các chỉ tiêu nuôi sống, năng suất đẻ, chất lượng ấp nở, trứng giống tức là đánh giá phẩm chất giống theo lý lịch. Nuôi vịt giống luôn luôn nuôi chung trống và mái. Đồng thời, tỷ lệ trống mái ở vịt hướng thịt 1/4 – 1/5, ở vịt hướng trứng là 1/8 – 1/10.
Nhu cầu dinh dưỡng khi nuôi vịt sinh sản (vịt bố mẹ)
Giai đoạn nuôi vịt con mới nở
Nuôi vịt sinh sản bắt đầu từ vịt con mới nở đến hết một chu kỳ đẻ trứng có thể chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn vịt con: 1-8 tuần tuổi
- Giai đoạn vịt hậu bị: 9-24 tuần tuổi
- Giai đoạn vịt đẻ: Sẽ được tính từ lúc vịt đẻ được 5% đến hết một chu kỳ đẻ. Tổng cộng 66 tuần tuổi đối với vịt hướng thịt và 72 tuần tuổi đối với vịt hướng trứng.
Nguồn thức ăn phải đáp ứng đầy đủ năng lượng, protein, axit amin. Nhu cầu về các khoáng chất của vịt hầu hết thấp hơn ở gà, nhưng đồng (Cu) thì cao hơn. Nhu cầu các loại vitamin A, D, PP của vịt cao hơn gà, nhưng axit pantotenic thì thấp hơn. Đặc biệt, vịt con sẽ rất nhạy cảm khi thiếu vitamin H và axit folic trong thức ăn.
Một chế độ cho vịt ăn hợp lý từ 1-8 tuần tuổi thì vịt giống, vịt thịt nuôi sẽ giống nhau. Từ 8 đến 20 tuần tuổi, vịt giống hậu bị sẽ cho ăn hạn chế có thể giảm 20% với chất lượng thức ăn. Khẩu phần ăn 15% protein, và 2600Kcal năng lượng trao đổi. Hoặc có thể cho giảm chất lượng thức ăn 13% protein và 2300Kcal năng lượng trao đổi. Ngoài ra, bà con cũng có thể cho vịt ăn tự do theo khẩu phần.
Nhu cầu dinh dưỡng theo giai đoạn ngắn
Bà con nuôi vịt sinh sản hướng trứng giống Khaki Campbell theo phương thức chăn thả. Ngoài phần thức ăn mà vịt tìm kiếm ở bãi chăn ven sông, ven biển, đồng ruộng, thì cần cho ăn thêm lượng thóc với lượng thức ăn như sau:
- Vịt từ 1 – 21 ngày tuổi sẽ dùng thức ăn đậm đặc có chứa 28% protein trộn với cơm.
- Vịt từ 22 ngày tuổi: 70 – 80g/con/ngày, vào vụ gặt thì không cần cho thêm thóc vào khẩu phần ăn.
- Vịt từ 70 – 126 ngày tuổi: 50g/con/ngày (nên cho ăn hạn chế).
- Vịt từ 127 ngày tuổi cho đến khi dựng đẻ: 100 – 140g/con/ngày.
- Vịt vào đẻ ổn định: 130 – 135g/con/ngày.
Khi đồng chăn ít mồi cần bổ sung con dắt, cua, ốc, hến … cho vịt đẻ đều. Đồng thời, tăng cường sức đề kháng, giúp vịt đẻ tốt hơn, số lượng trứng thu hoạch nhiều hơn.
Nguồn: Nongnghiep.farmvina.com