Phát hiện đầy thú vị về bệnh đậu gà chưa từng được công bố
Bệnh đậu gà không có quá xa lạ với những người chăn nuôi gia cầm nói chung và nói gà nói riêng. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở gà. Nếu như gà bị mắc bệnh này, chúng không chết ngay những chính bệnh này làm cho sức đề kháng của gà giảm đi đáng kể. Và tất nhiên kéo theo đó, gà sẽ bị nhiều bệnh khác. Khả năng sống sót của gà càng thấp; nếu như bạn không có hướng điều trị đúng cách,
Với sự nguy hiểm đó, các bạn cần trang bị mình đầy đủ những thông tin cần thiết để phòng ngừa và chữa bệnh đậu gà đúng cách. Bởi vậy, ngay trong bài viết này, chúng tôi đã đưa đến các bạn đọc thông tin về cách nhận biết và phòng trị bệnh đậu ở gà vô cùng chi tiết để tránh những điều đáng tiếc xảy ra cho đàn gà hay cả trang trại gà. Để biết rõ nhất, các bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân của bệnh đậu gà
Bệnh đậu gà do virus thuộc nhóm pox viruses gây ra. Loại virus này tồn tại trên cơ thể ruồi, muỗi hoặc ký sinh trùng khác ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Dù khô hanh, ẩm ưới, nóng hay lạnh thì loại virus này ều có sinh trưởng và phát triển.
Ruồi, muỗi, côn trùng là vật trung gian truyền bệnh. Khi bị chúng cắn, gà có thể lây nhiễm loại virus này ngay. Hoặc là trong môi trường, thức ăn, nước uống có tồn tại virus thì gà đều có thể nhiễm bệnh. Vì virus bệnh đậu gà có thể tồn tại rất lâu trong mọi laoij môi trường.
Ngoài ra, khi con con gà bị nhiễm bệnh thì đàn gà sẽ nhanh chóng bị lây. Vì vậy, người chăn nuôi nên hết sức lưu ý.
Triệu chứng của bệnh đậu gà
Gà mắc bệnh đậu gà sẽ biểu hiện ở 2 thể ngoài da và niêm mạc. Cụ thể:
Thể ngoài da
Gà có mụn đậu mọc ở những vùng da không lông như mào, mép, xung quanh mắt, chân, hậu môn, phần da bên trong cánh. Nếu có mụn ở khóe mắt sẽ làm cho gà viêm kết mạc mắt, không mở mắt được gây khó nhìn. Nếu ở khóe miệng làm gà khó lấy thức ăn.
Mụn đậu mới xuất hiện là những nốt sần nhỏ, có màu nâu xám hay xám đỏ, sau đó to dần như hạt đậu, da sần sùi. Nốt đậu từ từ chuyển sang màu vàng, mềm, vỡ ra có mủ giống như kem. Mụn đậu khô đóng vẩy màu nâu sẫm, dần dần tróc đi để lại sẹo.
Thể niêm mạc
Thể này thường xảy ra ở gà con. Trong niêm mạc, hầu họng, khoé miệng, thanh quản phủ lớp màng giả màu trắng hoặc vàng, khi gạt lớp màng đi để lại các nốt loét màu đỏ ở tầng niêm mạc. Gà bị khó thở, ăn uống kém, từ miệng chảy ra chất nhờn lẫn mủ và màng giả.
Nếu trong trường hợp gà bị cả hai thể kết hợp thì bệnh tiến triển nhanh hơn và khả năng gà sẽ dễ chết hơn.
Cách trị bệnh đậu gà
Bệnh đậu gà hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bởi vậy, người nuôi hãy sử dụng thuốc kháng sinh chống bội nhiễm để điều trị các triệu chứng của bệnh.
Dùng Xanhmethylan 2% hoặc cồn Iod 1-2% để bôi lên các nốt mụn đậu, ngày 1-2 lần, liên tục trong 3-4 ngày. Khi mụn đậu quá to thì có thể gọt cắt rồi bôi thuốc.
Nếu gà bị đau mắt thì dùng thuốc nhỏ mắt. Có thể dùng thuốc nhỏ mắt cho người để dùng cho gà mà vẫn có hiệu qur chữa bệnh.
Ngoài ra, dùng các thuốc kháng sinh chống bội nhiễm như Amoxycol, Genta- costrim, Ampicol… pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn cho gà, ngày 2 lần, dùng liên tục từ 3-5 ngày
Cách phòng bệnh đậu gà
Tiêm vacxin đậu gà để phòng bệnh cho gà khi chúng đạt từ 7-10 và 122 ngày tuổi.
Cung cấp đầy đủ thức ăn, chất dinh dưỡng và các loại khoáng chất cho gà để tăng cường sức đề kháng.
Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, uống,..
Định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại, khu chăn nuôi để tiêu diệt mầm bệnh.
Bệnh đậu gà không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng cũng gây những tổn thất nhất định cho người chăn nuôi. Bởi vậy, việc bổ sung các kiến thức cơ bản về nguyên nhân, triệu trứng và cách phòng trị bệnh là hoàn toàn cần thiết.
Nguồn: Gadaviet.com