Phương pháp chăm sóc vịt con từ 1 – 56 ngày tuổi theo đúng chuẩn
Mọi người ở đây chắc hẳn đã biết đến vịt và tính đặc tính nổi bật của nó đúng không nào? Thế nhưng, nhiều người lựa chọn phương pháp chăn nuôi vịt nhưng không thành công. Khâu quan trọng nhất trong quá trình nôi vịt đó là phương pháp chăm sóc vịt con. Bởi vịt con sẽ rất khó phát triển nếu không tuân thủ đúng quy trình chăm sóc. Từ đó, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của vịt sau này.
Để có thể giúp bà con phương pháp chăn nuôi vịt khi lúc mới đầu thành công. Chúng tôi xin gửi đến bà con cách nuôi vịt từ 1-56 ngày tuổi đơn giản mà mang lại hiểu quả cao. Tránh những thiệt hại không đáng có cho đàn vịt của mình.
Kỹ thuật chăm sóc vịt con chuẩn kỹ thuật nhất 2021
Để chăm sóc vịt con được thành công bà con cần chuẩn bị kỹ những yếu tố sau:
Chuẩn bị chuồng nuôi
Chuồng nuôi chính là yếu tố quan trọng nhất bởi nó là nơi ở và sinh sống của vịt con. Chuồng nuôi cần phải lưu ý những điều sau:
- Luôn dọn sạch chuồng, khu vực nền chuồng và tường lưới. Cần quét vôi nền chuồng và tường cao 0,8 – 1m trước khi đưa vịt về nuôi ít nhất 7 ngày trước khi thả vịt vào nuôi.
- Ngoài ra, bà con cho một lớp phủ lên bề mặt chuồng thường là mùn cưa hoặc trấu khô. Sau đó tiến hành khử trùng bằng xông Formalin, thuốc tím.
- Vệ sinh chuồng sạch sẽ và khử trùng trùng. Ngâm vào dung dịch formalin 0,3 – 0,4% đối với máng ăn, máng uống để đảm bảo vệ sinh
- Khu vực chuồng nuôi phải thông thoáng, sáng và không có gió lùa.
- Trước khi đưa vịt con vào nuôi thì cần phải sưởi ấm chuồng nuôi.
Đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm cho chuồng nuôi
Đặc điểm nổi bật của vịt con đó là khả năng đề kháng, chống lại bệnh tật khá yếu. Vì vậy cầm đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm phù hợp cho việc chăm sóc vịt con.
- Từ 1 – 3 ngày tuổi: 28 – 320C.
- Từ ngày thứ 4 mỗi ngày giảm 10C.
Lưu ý: Nhiệt độ ở chuồng phải được đo ở độ cao ngay phía trên đầu vịt. Trung bình cứ 200W cho 75 vịt con và 140 vịt con cho 1m2 chụp sưởi. Độ ẩm thích hợp nhất để cho vịt con sinh sống tốt là 60 – 70%. Nếu vào mùa mưa thì độ ẩm cao trong không khí rất cao 80 – 90%, nhiều lúc lên tới 100%.
Ánh sáng cho đàn vịt
Đối với lượng ánh sáng cho đàn vịt bà con cần tuân thủ theo các yếu tố sau:
- Vịt từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 2 chiếu sáng 24/24 giờ, sau đó là 18/24 giờ.
- Cường độ ánh sáng:
- 1 – 10 ngày tuổi 3w/m2 (1 bóng điện 75w cho 25 m2 chuồng).
- 11- 56 ngày tuổi, 1 bóng điện 75w cho 25 m2 chuồng về ban đêm, ban ngày sử dụng ánh sáng tự nhiên.
Nước uống cho đàn vịt
Nước uống đóng một vài trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của vịt. Vịt là loại gia cầm yêu thích nước nên nước sạch chính là yếu tố hàng đầu nếu quyết định nuôi vịt. Vì vậy bà con cần đảm bảo cung cấp nước thường xuyên và sạch cho vịt.
- 1 – 7 ngày tuổi: 120 ml/con/ngày.
- 8 – 14 ngày tuổi: 250 ml/con/ngày.
- 15 – 21 ngày tuổi: 350 ml/con/ngày.
- 22 – 56 ngày tuổi: 500 ml/con/ngày.
Nguồn thức ăn cho đàn vịt
Về thức ăn trong gia đoạn vịt từ 1 -56 ngày tuổi được chia làm 2 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1 – 21 ngày tuổi:
Những con vịt 1 ngày tuổi thì nên cho ăn bằng tấm, lúa hầm hoặc bắp xay nhuyễn. Sử dụng thực đơn đó cho đến ngày thứ 3. Bởi vịt cần đảm bảo chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho vịt để vịt sinh trưởng phát triển tốt. Nên sử dụng thức ăn công nghiệp cho vịt từ 3 – 21 ngày tuổi.
- Giai đoạn 22 – 56 ngày tuổi:
Trong giai đoạn này bà con cần cho vịt ăn những loại thức ăn đầy đủ dinh dưỡng. Điều này sẽ đảm bảo đàn vịt được phát triển một cách tốt nhất. Từ 22 – 56 ngày giữ nguyên lượng thức ăn 74g/con/ngày. Bà con có thể bổ sung các nguyên liệu làm thức ăn cho vịt là: Thóc, bột cá nhạt, đầu tôm, đỗ tương, khô dầu đỗ tương, Premix vitamin, Premix khoáng, cám gạo,cua, ốc…
Kiểm tra sự phát triển đàn vịt
Chăm sóc vịt con ở giai đoạn 1 – 56 ngày tuổi bà con cần chú ý và thường xuyên quan sát đàn vịt. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường thì cần có biện pháp xử lý kịp thời và đúng lúc. Một số dấu hiệu thường gặp như:
- Vịt có dấu hiệu dồn lại 1 góc đó là dấu hiệu lạnh, thiếu nhiệt.
- Vịt con nằm há mỏ và cánh dơ lên là do nhiệt độ chuồng nuôi quá cao.
- Vịt không chịu đi lại, hoạt động mà nằm ở khu vực nhất định là chắc chắn có gió lùa
- Vịt bị bết dính là do chuồng ẩm và chế độ nuôi dưỡng, nguồn thức ăn kém.
Trên đây là những thông tin kỹ thuật nuôi vịt con từ 1 – 56 ngày tuổi. Hi vọng, bài viết sẽ giúp bà con trong việc chăm sóc vịt con hiệu quả. Đồng thời mang đến doanh thu tốt nhất cho bà con.
Nguồn: Gagiongphuocda.com