Phương pháp chăm sóc vịt sinh sản đạt hiểu quả tốt nhất
Vịt là loại gia cầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình. Đồng thời, cung cấp nguồn thực phẩm đặc sản cho người tiêu dùng. Nếu có phương pháp nuôi dưỡng hợp lý thì khả năng sinh sản của vịt sẽ tăng cao. Do đó, nhiều hộ chăn nuôi vịt đã áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào chăn sóc vịt sinh sản.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của vịt. Vì thế, bà con cần phải đáp ứng tốt nhất nhu cầu cần thiết để vịt đẻ mang lại hiệu quả tốt nhất. Bạn đã biết cách nuôi dưỡng vịt đẻ chưa. Nếu chưa, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có những kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dưỡng vịt đẻ. Từ đó, mang lại năng suất cao cho các chủ chăn nuôi vịt.
Điều kiện khí hậu thuận lợi
Điểu khiện khi hậu sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh sản của vịt. Bà con nên tạo điều kiện khí hậu thích hợp cho vịt sinh sản. Nhiệt độ thích hợp nhất đối với vịt đẻ là từ 16 – 24ºC và ẩm độ là 60 – 70%. Đồng thời, chuồng nuôi và ổ đẻ phải luôn khô ráo và sạch sẽ.
Chăm sóc vịt sinh sản tại chuồng nuôi và sân chơi
Nếu bà con có điều kiện thì nên xây chuồng riêng cho giai đoạn vịt sinh sản. Khu vực chuồng trại cũng sẽ được làm tương tự giai đoạn nuôi vịt hậu bị. Đặc biệt, không nên làm chuồng gần đường đi, tránh những nơi có tác động âm thanh, ánh sáng mạnh và đột ngột. Ngoài ra, bà con phải trang bị thêm những ổ cho vịt đẻ. Ổ có thể làm bằng gỗ kích thước 35cm x 35cm x 35cm, hoặc làm bằng những sảo tre. Bên trong ổ phải được lót rơm rạ hoặc quận tròn bằng rơm. Sân chơi cho vịt phải bằng phẳng, bằng cát, bãi cỏ bê tông. Sân chơi dốc ra ngoài đổ thoát nước, dọc sân chơi nên có cây bóng mát để chắn gió và che nắng.
Song song với chuồng đó là máng uống nước có tấm ngăn tránh vịt vào bơi. Bà con phải thường xuyên thay nước, bởi vịt uống nước sạch sẽ đảm bảo tốt nhất cho hệ tiêu hóa.
Diện tích chuồng trại cho vịt đẻ cần 3 – 4 con/m². Nếu nuôi nhốt kết hợp với chăn thả ở vườn cây thì cứ 1 diện tích chuồng cần tối thiểu 2 diện tích sân chơi và 3 diện tích chăn thả. Ngoài ra, nếu nuôi nhốt thì 1 diện tích chuồng nuôi cần tối thiểu 3 diện tích sân chơi. Mật độ cao quá làm giảm năng suất đẻ trứng và tiểu khí hậu chuồng nuôi xấu đi. Thế nhưng nếu mật độ thấp sẽ không kinh tế khi sử dụng chuồng trại.
Ánh sáng và chế độ chiếu sáng
Trong suốt giai đoan vịt đẻ cần phải chiếu sáng mỗi ngày với thời gian từ 16 – 18 giờ. Thời gian chiếu sáng không được đảm bảo sẽ làm giảm năng suất trứng. Đồng thời, cường độ chiếu sáng cho vịt đẻ là 5W/m².
Chăm sóc vịt sinh sản bằng việc cung cấp nước
Vịt cần rất nhiều nước để uống mỗi ngày. Nhu cầu nước uống cần cho vịt giai đoạn sinh sản từ 0,6 – 0,7 lít/con/ngày. Đặc biệt, bà con cần phải sử dụng nước sạch và đủ nước. Mùa Hè phải che máng uống, tránh để vịt uống nước nóng.
Thức ăn và chế độ chăm sóc
- Vịt chuyên thịt CV Super M, vịt chuyên trứng CV2000 thức ăn phải đạt: 18 – 19% đạm thô và năng lượng 2700 kcal.
- Vịt chuyên trứng Khaki Campbell, vịt cỏ và vịt kiêm dụng thức ăn phải đạt: 17 – 18% đạm thô và năng lượng 2700 kcal.
Lưu ý, nên chuyển từ thức ăn vịt hậu bị sang thức ăn vịt đẻ được tiến hành 2 tuần trước khi vịt đẻ. Đồng thời, tăng lượng thức ăn của vịt lên 10%.
Khi vịt đẻ quả trứng đầu tiên sẽ tăng thêm lượng thức ăn lên 15%. Khi đàn đẻ 5% thì sẽ tăng dần lượng thức ăn sao cho 7 ngày sau trở đi vịt ăn tự do theo nhu cầu ở ban ngày. Luôn nhớ đổ thức ăn làm nhiều lần trong ngày để thức ăn không bị tồn đọng ở máng ăn. Các loại thức ăn phải đảm bảo chất lưỡng.
Phần máng ăn phải để trong chuồng nuôi, nếu đế ngoài vườn thì phải che máng ăn tránh mưa và sương làm mốc thức ăn. Khu vực dành cho việc chăm sóc vịt sinh sản phải ổn định, sạch sẽ và đủ nước uống. Tất cả các giai đoạn của vịt, dù thức ăn tận dụng sẵn có của địa phương nhưng phải đảm bảo chất lượng không bị ôi chua, mốc. Vì loài vịt rất mẫn cảm với độc tố của nấm mốc gây chết hoặc ảnh hưởng đến năng suất của vịt.
Vịt nuôi trên khô trong chuồng hoặc thả ngoài vườn cây phải lưu ý vệ sinh sân chơi luôn sạch sẽ. Đất sạch, không bị nhiễm bẩn, vườn không có vũng nước đọng để khi vịt giao phối xong thì gai giao cấu vẫn bình thường.
Thu nhặt trứng
Phần chất độn ổ đẻ phải được bổ sung thường xuyên vào các vị trí của ổ đẻ. Trong suốt giai đoạn vịt đẻ chỉ cần bổ sung mà không cần thay độn chuồng. Vịt sẽ đẻ tập trung vào thời gian 3 – 5 giờ sáng hàng ngày. Vì vậy trứng được thu nhặt vào buổi sáng từ 6 – 7 giờ. Sau khi nhai trứng, nếu trứng bẩn phải rửa bằng thuốc sát trùng hoặc xông sát trùng. Sau đó trứng đẻ ấp cần được đưa vào bảo quản. Nếu không có kho lạnh thì nên bảo quản bằng than hoa.
Chăm sóc vịt sinh sản sau khi đẻ xong
Chăm sóc vịt sinh sản ở khâu cuối cùng đó là kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Buổi sáng kiểm tra tình hình đàn vịt nếu có sự thay đổi khác thường báo cho thú y xử lý. Trong giai đoan vịt sinh sản cần loại những con vịt quay lông (rụng lông ống ở cánh và đuôi). Bởi vì những con đó năng suất trứng rất thấp, khi ở thời điểm thay lông thì không sinh sản.
Nguồn: Caytrongvatnuoi.com