Vệ sinh chuồng trại chăn nuôi vịt đạt tiêu chuẩn hiện nay
Vịt là loại động vật ưa nước nhưng lại sống trên cạn chính vì thế loài vật này. Có khả năng thích nghi rất cao ở nhiều môi trường khác nhau. Trước đây người dân nuôi vịt theo hộ gia đình rất nhiều nhưng hiện nay do hiệu quả kinh tế cao mà nhiều hộ gia đình đã chuyển hẳn sang việc chăn nuôi làm nghề chính. Kéo theo điều đó là những đợt bùng phát dịch đặc biệt là dịch cúm gia cầm. Thường các đợt dịch bệnh đều gây lên hiện tượng chết hàng loại ở các chuồng trại gầy thiệt hại kinh tế vô cùng lớn.
Không những bệnh dịch lây lan rộng mà còn kéo dài quy mô ảnh hưởng không chỉ ở trong phạm vi của một hay hai trang trại và có thể lây lan ra cả vùng cả xã huyện thậm chí là cả khu vực. Vì mức độ nghiêm trong khi xảy ra dịch bệnh nên các bà con nông dân chăn vịt cần hết sức lưu ý. Đặc biệt là chú trọng các vấn đề vệ sinh chuồng trại.
Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi cần được ưu tiên hàng đầu
Chuồng trại đảm bảo thoáng mát về mùa hè các cây cối che phủ quá nhiều cần được làm thoáng. Về mùa đông cần đảm bảo độ thoáng và độ ấm áp, duy trì mật độ đúng yêu cầu và đủ diện tích sân chơi.
Các trang trại cần nghiêm túc thực hiện đầy đủ luật lệ về công tác phòng trừ dịch bệnh. Của bộ y tế và dịch tã, trước cửa chuồng cho gia cầm phải có hố khử trùng. Trong một chuồng nuôi chỉ nên có 1 loại vịt để tránh việc khử trùng khử bệnh nếu có 2 đàn thì chỉ nên cách nhau không quá một tuần tuổi.
Người nuôi cần lên chu kỳ luân chuyển đàn và lịch nuôi hàng năm để có thời gian xử lý và trống chuồng. Cách mỗi đàn cần có từ 10-20 ngày để chuồng xử lý khử trùng theo đúng tiêu chuẩn . Vịt giống nhập về phải nuôi cách ly từ 15-20 ngày và giữ đúng nguyên tắc thú y quy định.
Thiết bị chăn nuôi
Trang thiết bị chăn nuôi phải được sử lý thường xuyên và để khô ráo. Không chỉ trong chuồng cần sạch sẽ mà xung quanh chuồng nuôi phải vệ sinh công nghiệp. Sau đó tiến hành vệ sinh tiêu độc định kỳ bằng một số thuốc sát trùng. Một loại được sử dụng khử trùng phổ biến hiện nay là vôi bột
Rải vôi bột xung quanh và bên trong chuồng nuôi sau đó phải để 2-3 ngày rồi quét dọn lại lần nữa. Trong vôi có một lượng khử trùng rất cao có thể chống nấm mốc và diện vi khuẩn gây bệnh rất cao. Nước vôi: dùng nước vôi mới tôi quét nền chuồng, bạt chắn. Và xung quanh tường phải để khô mới rải độn chuồng và đưa vịt, ngan vào. Dùng Formol (1-3%): Phun toàn bộ nền và tường chuồng. Dùng Crezin (3-5%) để phun. Xông hơi bằng hỗn hợp Formol và thuốc tím với liều lượng 17,5 gam thuốc tím + 35ml formol cho 1m3 chuồng nuôi. Khi xông hơi đòi hỏi chuồng phải kín mới có tác dụng.
Độn chuồng được xem là môi trường gây bệnh nhiều nhất. Độn chuồng bằng phoi bào, trấu hoặc rơm rạ, cỏ khô cắt ngắn giúp giữ ấm và vệ sinh.Tuy nhiên chất độn chuồng phải được thay thường xuyên. Chất độn phải đảm bảo độ khô tiêu độc bằng các chất sát trùng kể trên. Ủ một ngày sau đó rải đều cho bay hơi hết mới đưa vào chuồng.
Máng ăn, máng uống, lò sưởi, cót quây vịt, ngan…, phải được rửa sạch sau đó sát trùng bằng một trong các loại thuốc sát trùng. Kể trên rồi chuẩn bị sẵn trong chuồng trước khi nhập vịt, ngan về.
Nguồn : Gathavuon.net